Chuyên mục
Ông Putin sẽ khiến Ba Lan 'chơi dao đứt tay'?

Ông Putin sẽ khiến Ba Lan 'chơi dao đứt tay'?

Thứ ba 07/04/2020 19:59 GMT + 7

Tăng hiềm khích với Moscow chỉ là cách Warsaw làm lợi từ đồng minh, song là "chơi dao hai lưỡi", nên khi Putin tích cực hoá hiềm khích là sẽ "đứt tay".

Warsaw tăng hiềm khích với Moscow sau khi huỷ chuyến thăm tới Smolensk và Katyn

Theo TASS, ngày 3/4, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố, chỉ trích những bình luận của Chánh văn phòng Thủ tướng Ba Lan, Michal Dworchot, về việc Moscow thiếu hợp tác khiến chuyến thăm của phái đoàn đoàn Ba Lan tới Smolensk và Katyn bị huỷ bỏ.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, bình luận của Chánh văn phòng Thủ tướng Ba Lan về "sự kiện nhân đạo mang màu sắc chính trị" này là một sự khiêu khích, nhằm làm gia tăng sự hiềm khích giữa Warsaw với Moscow.

Nhân dịp tròn 10 năm xảy ra vụ tai nạn hàng không khủng khiếp tại Smolensk, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết ông có kế hoạch thăm Nga vào ngày kỷ niệm sự kiện bi thảm này. Chuyến thăm dự kiến diễn ra ngày 10/4.

Tuy nhiên, ngày 3/4, Đại sứ quán Ba Lan ở Moscow thông báo cho phía nhà nước Nga biết rằng chuyến thăm của phái đoàn Thủ tướng Ba Lan tới Smolensk bị hủy do đại dịch Covid-19.

 

Mảnh vỡ của máy bay chở Tổng thống Ba Lan rơi ở miền tây nước Nga vào năm 2010.


"Hôm nay, chúng tôi nhận được một thông báo từ Đại sứ quán Ba Lan ở Moscow, cho biết chuyến thăm đã bị hủy do mối đe dọa gây ra bởi đại dịch coronavirus", theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga.

Vậy nhưng, Chánh văn phòng Thủ tướng Ba Lan lại cho rằng lý do chuyến thăm bị huỷ là do Nga "không cung cấp câu trả lời bằng văn bản đối với các kế hoạch hậu cần được Ba Lan nêu ra cho chuyến thăm", khiến Warsaw hoang mang.

Phản bác lời của ông Dworchot, Bộ Ngoại giao Nga đưa bằng chứng và khẳng định, cơ quan này và Đại sứ quán Nga ở Warsaw đã duy trì liên lạc chặt chẽ với phía Ba Lan để đảm bảo tốt nhất cho chuyến thăm, dù đại dịch Covid-19 đang hoành hành.

"Chúng tôi đã đưa ra quyết định khó khăn về việc mở biên giới Nga cho phái đoàn Ba Lan. Chúng tôi cũng thông báo cho Ba Lan biết sẽ cử một phái đoàn cấp cao tới Smolensk, tái khẳng định cam kết của chúng tôi với các liên hệ song phương.

Và thực tế là trong suốt cuộc đối thoại của chúng tôi với phía Ba Lan, chính quyền Warsaw cũng đã tuyên bố hài lòng với mức độ hợp tác của phía Nga", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga ghi rõ.

Nhưng "thay vì lời cảm ơn, chúng tôi đã thấy sự khiếm nhã, vô lương tâm của một số giới chức Ba Lan, những người tiếp tục khai thác vấn đề bất khả xâm phạm về cái chết của đồng bào trong một vụ tai nạn", Bộ Ngoại giao Nga thể hiện sự thất vọng.

Xin nhắc lại, chiếc máy bay Tupolev-154M của Không quân Ba Lan bị rơi vào sáng ngày 10/4/2010 khi đang cố hạ cánh xuống sân bay Bắc Smolensk, làm 8 phi hành đoàn và 88 hành khách, trong đó có Tổng thống Lech Kaczynski, thiệt mạng.

Các chuyên gia của Ủy ban Hàng không Liên bang Nga (IAC) kết luận rằng vụ tai nạn xảy ra là kết quả của hành động của phi hành đoàn, người đã đưa ra quyết định sai lầm khi hạ cánh trong điều kiện thời tiết khó khăn và chịu áp lực tâm lý.

Ủy ban điều tra của chính phủ Ba Lan khi đó cũng liệt kê sai lầm của phi hành đoàn trong số các nguyên nhân vụ tai nạn, như phi công đã bỏ qua các tín hiệu TAWS - hệ thống cảnh báo và nhận biết địa hình - để ngăn chặn tác động vô ý với mặt đất.


Ông Vladimir Putin, khi đó là thủ tướng Nga, và Đại sứ Ba Lan tại Nga, mặc niệm trước linh cữu Tổng thống Lech Kaczynski.


Tuy nhiên, đảng Luật pháp và Công lý Ba Lan do Jaroslaw Kaczynski, anh em sinh đôi của Tổng thống Lech Kaczynski, đã phản bác những kết luận đó và năm 2015 đã hành lập một uỷ ban điều tra về thảm họa.

Từ đó cho đến nay - suốt thời gian đảng Luật pháp và Công lý nắm quyền tại Ba Lan - Warsaw đã "chính trị hoá thảm hoạ hàng không" tại Smolenk, biến sự kiện bi thảm này thành vết đen trong quan hệ Nga-Ba Lan.

Nay, chuyến thăm của Thủ tướng Ba Lan đến Smolenk nhân 10 năm thảm hoạ hàng không, bị huỷ bỏ vì đại dịch Covid-19, thì Warsaw lại quyết "vạch lá tìm sâu", cố tạo cớ để gia tăng hiềm khích với Moscow.

Đáng nói là trong khi Nga sẵn sàng mở cửa biên giới để phái đoàn Ba Lan tới thăm Smolenk, thì ngược lại Ba Lan không cho Nga sử dụng không phận để trợ giúp Italy chống đại dịch Covid-19. Điều đó cho thấy Moscow rất rộng lượng với Warsaw.

Gia tăng hiềm khích với Moscow chỉ là cách Warsaw tìm kiếm lợi ích từ đồng minh

Hiện nay, Ba Lan là thành viên của cả Liên minh Châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, và Warsaw hiện cũng có nhiều sự lệch pha với cả 2 định chế kinh tế và quân sự này. Điều đó được thể hiện và nhận diện qua 2 hiệu ứng.

Thứ nhất, Ba Lan từng được EU-NAO ưu tiên, hỗ trợ nhiều hơn so với các thành viên mới khác vì Ba Lan nằm ở vị trí trung tâm, nơi giao thoa giữa EU-NATO truyền thống và EU-NATO mở rộng, song nay điều đó dường như không còn nữa.

Có thể thấy rằng, nhờ địa chiến lược đã giúp cho Ba Lan, khi gia nhập EU-NAO, trở thành nơi giao thoa giữa nền dân chủ mang tính truyền thống với nền dân chủ mang tính đồng hóa. Ba Lan nghiễm nhiên được hưởng những lợi thế từ địa thế đặc biệt.

Khi tạo điều kiện cho những giá trị dân chủ truyền thống được đảm bảo tồn tại và phát triển mạnh mẽ tại quốc gia này, Ba Lan đã trở thành tuyến đầu của EU-NATO trong việc khẳng định giá trị dân chủ phương Tây đối trọng với tàn dư cũ.

Tuy nhiên, khi nguyên tắc dân chủ truyền thống thẩm thấu đạt tới ngưỡng chuẩn mực của EU-NATO, giúp cho Ba Lan hoà tan vào không gian Châu Âu thì những ưu tiên dành cho thành viên "EU-NATO đông Âu" này cũng giảm đi.


Anh em song sinh Jaroslaw Kaczynski và Lech Kaczynski.


Khi mất ưu ái, Warsaw thất vọng. Thực tế đó khiến cho sự không tương thích giữa truyền thống của Ba Lan với những giá trị được đồng hóa đã nhanh chóng bộc lộ, rồi hình thành nên mâu thuẫn giữa Warsaw với chính những đồng minh của mình.

Chính cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa từng nhận định hiện nay Ba Lan đã lệch chuẩn với nguyên tắc dân chủ phương Tây và cho rằng chính quyền Warsaw "thực sự đã quên thế nào là dân chủ và dường như đã mất niềm tin vào nó”, theo Reuters.

Thứ hai, vị trí và vai trò của Ba Lan trong EU không được nâng lên tương ứng với tầm quan trọng của thành viên "EU đông Âu" này, nhất là khi nước Anh rời khỏi EU, khiến lực lượng chính trị cực hữu tại Warsaw chuyển động lệch pha với Brussels.

Có thể thấy rằng, ngoài lợi thế về địa chính trị, trong các thành viên "EU đông Âu" thì Ba Lan là quốc gia có tiềm lực nhất nên Warsaw luôn thể hiện mong muốn có một vị thế lớn hơn so với các thành viên "EU đông Âu" khác.

Khi Brexit diễn ra, có nhiều nhận định rằng Ba Lan sẽ được nhắm thay thế cho vị trí của nước Anh bỏ lại, dù tiềm lực kinh tế của Ba Lan chưa bằng 1/3 của nước Anh nếu xét về quy mô GDP, nhưng việc thay thế lại không phải là sự khập khiễng.

Bởi “Ba Lan là nền kinh tế lớn duy nhất ở châu Âu tránh được suy thoái trong suốt khủng hoảng tài chính. Kinh tế vận hành trơn tru giúp tiếng nói của Ba Lan trong EU có trọng lượng hơn cả về kinh tế và chính trị...

Ba Lan được xếp vào nhóm các thành viên lớn của EU, cùng với Đức, Anh, Pháp, Italia và Tây Ban Nha. Quan hệ Đức - Ba Lan được coi là quan hệ song phương quan trọng thứ hai ở EU, chỉ đứng sau trục Pháp - Đức", theo Economist.

Tuy nhiên, kỳ vọng của Warsaw đã không thành, bởi ngay tại cuộc họp đầu tiên của EU sau Brexit, Brussels đã quyết định không tái xác lập "Bộ tứ quyền lực" như Anh-Pháp-Đức-Ý, mà xác lập "Tam đầu chế" Pháp-Đức-Ý. Warsaw cực kỳ thất vọng.

Vì vậy, chính phủ của Pis tại Ba Lan đã ngày càng thể hiện sự lệch pha với các đồng minh tại Châu Âu và hướng về đồng minh lớn bên bờ tây Đại Tây Dương. Đây được cho là lý do chính khiến Warsaw tìm mọi cách gia tăng hiềm khích với Moscow.



Chính quyền Trump đang có những ưu ái đặc biệt cho tay trong Warsaw.


Bởi tăng hiềm khích với Moscow, chính quyền Warsaw biến Ba Lan thành vị trí tiền tiêu chống Nga và đương nhiên sẽ nhận được sự ưu ái của Washington, từ đó khẳng định vị thế của mình trước Mỹ so với các đồng minh tại lục địa già.

Bên cạnh đó, Warsaw tăng hiềm khích với Moscow sẽ khiến Brussels phải dè chừng Washington, không dám chủ động cải thện quan hệ với Moscow. Warsaw thành tay trong của Washington giúp kiềm chế các đồng minh đang có chuyển động lệch chuẩn Mỹ.

Vỉ vậy, không có gì ngạc nhiên khi chính quyền Warsaw không để cho Nga sử dụng không phận Ba Lan trong việc giúp Italy chống đại dịch Covid-19 mà Washington thì phớt lờ, còn Brussels thì phải im lặng.

Như vậy, tăng hiềm khích với Moscow chỉ là cách Warsaw tìm kiếm lợi ích từ đồng minh. Chỉ có điều Warsaw thực hiện chiêu trò này là "chơi dao hai lưỡi", nên chỉ cần Tổng thống Putin có động tác tích cực hoá hiềm khích là Warsaw sẽ "đứt tay".


Ngọc Việt 

Nguồn: baodatviet.vn
33 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.