Chuyên mục
2 'bảo bối' giúp Dương Chí Dũng thoát án tử?
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

2 'bảo bối' giúp Dương Chí Dũng thoát án tử?

Thứ ba 22/04/2014 05:41 GMT + 7
Trong khi Dương Chí Dũng một mực phủ nhận tội tham ô và vụ án "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước" chưa có kết quả, liệu cựu chủ tịch Vinalines có được giảm nhẹ tội?

Ngày 22/4, TANDTC tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm.

Trong phiên sơ thẩm vào ngày 16/12/2013, TAND Hà Nội đã tuyên phạt Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mỗi người 18 năm tù về tội Cố ý làm trái về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, án tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt là tử hình.

Sau đó cho rằng mình không tham ô và mức án tử hình là quá nặng, Dương Chí Dũng đã làm đơn kháng án gửi lên TANDTC.

 
Dương Chí Dũng tại phiên xử sơ thẩm 

Theo phân tích của nhiều luật sư, việc Dương Chí Dũng có thoát được án tử trong phiên phúc thẩm sắp tới hay không phụ thuộc vào 2 yếu tố:

Vụ án "Lộ bí mật nhà nước"

Đây có lẽ sẽ là tình tiết được nhiều người quan tâm nhất trong phiên phúc thẩm sắp tới. Bởi lẽ trong phiên xử Dương Tự Trọng và đồng phạm vào ngày 7/1/2014, Dương Chí Dũng có mặt với tư cách người làm chứng đã bất ngờ khai một cán bộ công an đã gọi điện mật báo cho Dũng bỏ trốn.

Ngay tại phiên tòa này, HĐXX đã tiến hành khởi tố vụ án hình sự "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước".

Dũng cũng khai đã lót tay cho vị cán bộ này 1,5 triệu USD để "chạy tội".

Khi vụ án "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước" đang trong quá trình điều tra thì vị quan chức bị tố cáo đã từ trần do bệnh hiểm nghèo.

Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia pháp lý, những cái tên liên quan đến vụ án này vẫn sẽ tiếp tục được cơ quan điều tra làm rõ. Kết quả điều tra vụ án làm lộ bí mật có thể giúp Dương Chí Dũng có thêm tình tiết giảm nhẹ.

Cụ thể, nếu cơ quan điều tra xác minh lời khai của Dương Chí Dũng có căn cứ, đồng nghĩa Dương Chí Dũng đã giúp phát hiện tội phạm mới.

Nhưng đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa rõ tiến trình điều tra vụ án "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước" đến đâu, cơ quan điều tra đã đình chỉ vụ án hay chưa?

Trong trường hợp vụ án này chưa có kết luận, nếu Dương Chí Dũng bị tuyên án tử hình thì việc thi hành án cũng sẽ được hoãn lại.

Khắc phục hậu quả

Tại phiên sơ thẩm, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc bị cáo buộc tham ô 10 tỷ đồng, tuy nhiên ông Dũng luôn một mực phủ nhận, nói: "Đến chết cũng không nhận".

Trả lời với báo chí, LS Trần Đình Triển - một trong 3 vị luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng cho rằng, khoản tiền mà HĐXX cho là Dương Chí Dũng đã tham ô là thuộc sở hữu của Công ty AP (Singapore) chứ không phải tiền của Vinalines nữa, công ty AP có quyền chi tiêu số tiền này nên không thể nói Dương Chí Dũng tham ô.

Dương Chí Dũng chỉ thừa nhận tội cố ý làm trái vì đã thiếu sát sao để xảy ra thất thoát hơn 366 tỷ đồng của nhà nước trong thương vụ mua ụ nổi 83M.

Với cả 2 tội trên, số tiền mỗi bị cáo phải bồi thường lên tới 110 tỷ đồng.

Theo ý kiến nhiều luật sư, để được giảm nhẹ tội theo Nghị quyết 01/2001 của TANDTC, cả Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc phải tích cực khắc phục hậu quả.

Đến nay, gia đình bị cáo Dương Chí Dũng đã nộp lại 4,7 tỷ đồng, gia đình bị cáo Mai Văn Phúc cũng đã nộp được 3,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chưa thể xác định được số tiền gia đình 2 bị cáo nói trên nộp lại để khắc phục hành vi tham ô hay cố ý làm trái.

Xung quanh tình tiết giảm nhẹ này đến nay cũng còn nhiều mâu thuẫn. Trong phiên phúc thẩm, HĐXX sẽ xem ý kiến chính thức của 2 bị cáo đối với khoản tiền đã nộp.

Một số luật sư cho rằng, nếu 2 bị cáo thừa nhận đây là khoản tiền khắc phục tham ô, đồng nghĩa cả 2 nhận mình tham ô.

Trong trường hợp thừa nhận tham ô và số tiền nộp lại để khắc phục hậu quả tham ô thì Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc có thể có 2 tình tiết giảm nhẹ là người phạm tội “tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả” và “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”.

Tuy nhiên trên Kiến thức, LS Văn Trường Chinh - Trưởng VPLS Nhân Nghĩa cho rằng, không thể lấy tiền tham ô để bồi thường tội tham ô.

Ngay cả trong trường hợp tại phiên phúc thẩm, Dương Chí Dũng thay đổi lời khai, xin nhận tội tham ô và xin được giảm nhẹ hình phạt theo Nghị quyết 01 và Khoản 1, Điều 46 Bộ Luật Hình sự thì tình tiết trả lại tiền tham ô chỉ là yếu tố "có thể" giảm án chứ không phải "bắt buộc" giảm án.

Còn nếu là tiền khắc phục tội cố ý làm trái, thì với tính chất nghiêm trọng của vụ án, cũng rất khó để được giảm án.


Đ.Tâm
Nguồn: vietnamnet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.