Chuyên mục
Tại sao cuộc chiến Nagorno-Karabakh ngừng ngay khi Nga ra tay?

Tại sao cuộc chiến Nagorno-Karabakh ngừng ngay khi Nga ra tay?

Thứ hai 04/01/2021 12:55 GMT + 7

Nga tại Karabakh “không đánh mà thắng” là một chiến thắng tuyệt vời nhất trong các chiến thắng.

 


Năm mươi ngày trước, cuộc chiến Karabakh đã dừng lại và một thỏa thuận nổi tiếng giữa các nhà lãnh đạo của Azerbaijan, Armenia và Nga đã được ký kết. Sự kiện này là bất ngờ đối với nhiều người….

Quân đội Azerbaijan đã phát triển thành công và ở góc nhìn quân sự, chỉ còn một bước nữa là có thể kiểm soát hoàn toàn không chỉ 7 khu vực bị chiếm giữ trong những năm 90, mà còn toàn bộ Cộng hòa Astsakh tự xưng. Điều gì đã ngăn Baku, vốn có sự hỗ trợ quân sự của Ankara như vậy? Những lý lẽ nào đã ngăn cản chiến tranh? .

Trong 45 ngày, khi chiến sự đang diễn ra, Baku và Yerevan, cũng như Ankara, cũng tiến hành một cuộc chiến tranh thông tin. Mỗi ngày đều nghe thấy những lời tuyên bố ồn ào, những lời đe dọa, những báo cáo chiến thắng và những lời phủ nhận. Trong trận chiến thông tin này, tiếng nói của Matxcova hầu như không được nghe thấy.

Ấn tượng được tạo ra rằng Nga xa rời, bất lực trước các sự kiện và không tham gia vào chúng theo bất kỳ cách nào…nhưng không phải như vậy. Nước Nga đang “chú ý” trong từng phút những gì đang xảy ra ở Transcaucasus…

 Chỉ gần đây, người ta mới biết rằng Tổng thống Putin đã tiến hành các cuộc điện đàm nhiều lần với các bên quan tâm. Chắc chắn, Nga đã cố gắng thuyết phục Baku từ bỏ kế hoạch quân sự chiếm giữ Artsakh – Kế hoạch được Bộ tổng Tham mưu quân đội Azerbaijan vạch ra và được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ  Erdogan tiếp sức, thúc ép.

Rõ ràng là Moscow đã thuyết phục Baku dừng ngay một kịch bản như vậy vì việc chiếm đoạt vũ trang vùng đất Artsakh, thiêng liêng đối với người Armenia, và cuộc di cư hoàn toàn của người Armenia từ đó sẽ trở thành một quả bom hẹn giờ mà sớm hay muộn sẽ phát nổ bởi một cuộc chiến tranh khác ngay gần biên giới Nga.

Tuy nhiên, những lập luận logic như vậy trong các tình huống xung đột hiếm khi ngăn cản được những người bên phía chiến thắng trước quyết tâm lấy mọi thứ cùng một lúc của họ. Vì vậy, phải cần có những “lập luận” khác mới có thể thay đổi thái độ này.

 

Và thực tế là “bên chiến thắng” là quân đội Azerbaijan và đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc phải “thay đổi thái độ” như đã biết khi chấp nhận ký vào Hiệp ước hòa bình ngày 10/11/2020 như đã biết. Vậy Nga đã có những “lập luận” gì?

1, Với Thổ Nhĩ Kỳ

Có thể xếp lợi ích địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ mà có liên can đến Nga trong 4 khu vực: Syria, Lybia, Địa Trung Hải và tại Transcaucasus. Vì có nhiều lợi ích, cho nên Ankara sẽ có quyền lựa chọn và chúng ta dễ thấy là lợi ích chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria là lớn nhất…

 

Trong cuộc đàm phán diễn ra chuẩn bị cho Hiệp ước hòa bình 10/11, chắc chắn Tổng thống Putin đã điện đàm với Tổng thống Erdogan và chắc chắn ban đầu ông Erdogan sẽ không thay đổi thái độ. Và, hãy nhìn diễn biến tiếp theo tại Đông Bắc Syria…

VKS Nga đã triển khai nhiều cú đánh nhưng đáng chú ý nhất là đòn không kích vào căn cứ của lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ nhất, trung thành nhất, diệt hơn 100 lính cùng với làm “toang” hết căn cứ. Đánh vào lực lượng “con ruột” này là như đánh vào quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Đòn thứ hai là Nga sử dụng lại như trong năm 2015, là đánh nhằm vào “đường ống trên bánh xe” chuyên chở buôn dầu lậu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Chỉ qua 2 đòn đánh này ông Putin muốn nói với ngài Erdogan rằng, đừng có dại đùa với Nga tại Karabakh và nên tránh xa. Nga có thừa khả năng để phá sạch những thứ mà Thổ Nhĩ Kỳ có ở Syria nếu như phải lựa chọn những lợi ích ưu tiên.

Năm 2015, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã phải xin lỗi trước đòn trả đũa vụ Su-24 bị bắn hạ thì năm 2020 này nước Nga đã uy lực và rắn hơn nhiều lần…đã buộc Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi thái độ tại Nagorno-Karabakh.

2, Với Azerbaijan

Rõ ràng không như Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Alyev cùng các tinh hoa chính trị, quân sự của mình chỉ có một lợi ích địa chính trị duy nhất là giải phóng Karabakh. Vì vậy, chỉ còn một bước (mà bước dễ dàng) nữa thôi là toàn bộ Cộng hòa Artsakh sẽ được “giải phóng” nhưng phải dừng lại…là một chuyện rất, rất khó khăn…

Vậy Nga đã “lập luận” gì để cuộc chiến dừng lại?

Hãy xem tình thế quân sự Azerbaijan lúc đó. Bộ Tổng TM Azerbaijan đã sử dụng hết 5 quân đoàn cho cuộc chiến, do đó, toàn bộ hệ thống phòng thủ của họ ở tuyến biển Caspian “không một mảnh vải che thân” và yếu nhất là tại Bacu.

 

Azerbaijan cũng đã thử khả năng phòng không của họ là S-300 khi ngày 7/10, tổ hợp S-300PMU-2 của Azerbaijan ở phía Bắc Baku đã phóng một tên lửa 48N6E2 vào một máy bay trinh sát điện tử Nga. Tuy nhiên, người Azerbaijan mà đằng sau họ là Thổ Nhĩ Kỳ đã hiểu: S-300, S-400 mà Nga bán cho bất kỳ ai đều không bắn được máy bay Nga. Quả tên lửa này đã không biết vì sao rơi xuống đất vì mất điều khiển…

Trong khi đó, trong tháng 11 cho thấy Nga đã bố trí một lực lượng chiến lược bao gồm máy bay mang tên lửa và tàu chiến mang tên lửa hành trình Kalibr tại Caspian tổng cộng khoảnh hơn 100 quả tên lửa hành trình sẵn sàng cho một cú SALVO theo hướng chiến lược đã vạch sẵn…

Khả năng cơ động của quân đội Nga cũng đã được thể hiện đầy đủ mà khiến cho ngay cả NATO cũng bái phục khi chuyển cấp tiến công của một nhóm tác chiến cấp lữ đoàn của Lực lượng Mặt đất từ hướng chiến lược này sang hướng chiến lược khác trong một ngày và toàn bộ nhóm tác chiến lữ đoàn trong ba ngày.

Ngoài ra, tại các căn cứ quân sự như tại Gyumri – Armenia chẳng hạn thì một tác chiến cấp tiểu đoàn thì chỉ cần trong một vài giờ là tham gia ngay và luôn trong khu vực tác chiến chỉ định.

Đó là lý do vì sao mà sau khi ký kết thỏa thuận vào ngày 10/11, trong vài ngày, Nga đã chuyển đến Nagorno-Karabakh 1960 binh sĩ Lữ đoàn 15 thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình cùng với các trang bị phương tiện chiến tranh…nhanh hơn từ “trên trời rơi xuống” mà như “từ dưới đất chui lên”.

 

Nên nhớ, Lữ đoàn 15 Nga “giữ gìn hòa bình” tại Artsakh không phải là một Lữ đoàn bộ binh cơ giới thường. Đây là một lữ đoàn mà có cả lực lượng tấn công đường không số 31. Lữ đoàn này đã từng làm nên chuyện tại Crimea năm 2014, là một Lữ đoàn siêu thiện chiến, chuyên giải quyết các nhiệm vụ ở nước ngoài…

Như vậy, có thể nói, trong quá trình đàm phán với Azerbaijan và Armenia tại Matxcova thì Bộ tổng Tham mưu quân đội Nga đã, đang, điều động, bố trí và sẽ sẵn sàng sử dụng lực lượng cho một chiến dịch quân sự để kết thúc chiến tranh.

 Chính những “lập luận” này làm nền tảng cho những đề xuất “trên bàn đàm phán” mà ngay cả những chính trị gia, quân sự cực đoan nhất cũng không thể bỏ qua và phải thay đổi thái độ.

Vào lúc 00 giờ ngày 11/11, thỏa thuận (Hiệp ước) hòa bình đã được Tổng thống Azerbaijan, Thủ tướng Armenia dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Putin đã được ký. Và khi Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, phương Tây chưa kịp “đánh răng rửa mặt chào buổi sáng” thì hơn 400 quân lính Nga đã có mặt tại Krabakh trên danh nghĩa “LLGGHB”…

“Không đánh mà thắng” là một chiến thắng tuyệt vời nhất trong đánh giá của Tôn Tử. Người Nga đã làm được tại Transcaucasus.

 

Lê Ngọc Thống

Nguồn: datviet.trithuccuocsong.vn
32 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.