Chuyên mục
LHQ lên án Nga ở Crimea, ông Putin nói gì?

LHQ lên án Nga ở Crimea, ông Putin nói gì?

Thứ ba 08/12/2020 10:00 GMT + 7

Ukraine dẫn đầu nỗ lực giành lại Crimea ở Liên Hợp Quốc, yêu cầu Nga lập tức rút vũ khí khỏi bán đảo.

 

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 7/12 thông qua một nghị quyết yêu cầu Nga lập tức chấm dứt hành vi “tạm chiếm” Crimea, rút hoàn toàn các lực lượng quân sự khỏi bán đảo, "ngừng triển khai vũ khí lên lãnh thổ Ukraine". Nghị quyết về bán đảo Crimea, cảng Sevastopol và vài khu vực trên Biển Đen, biển Azov được 63 quốc gia bỏ phiếu thuận, 17 phiếu chống, 62 phiếu trắng. 


Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng Bộ trưởng Giao thông vận tải Yevgeny Ditrikh gặp gỡ các công nhân đường bộ trong buổi lễ thông xe đường cao tốc liên bang Tavrida, ở Crimea, vào ngày 27 / 8/ 2020. Ảnh: Getty.


Văn kiện này được thúc đẩy bởi 40 nước trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ...

Đây là nghị quyết không ràng buộc về pháp lý. Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất của Ukraine Emine Dzheppar tuần trước đã đề cập lại vấn đề bán đảo Crimea trong cuộc họp trực tuyến tại Đại hội đồng LHQ, nhấn mạnh cáo buộc Nga quân sự hóa Crimea, với lý do "những mối đe dọa đáng kể do sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Nga với tư cách là một cường quốc chiếm đóng trên bán đảo Crimea."

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun tuần trước đã dùng cuộc họp của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) để chỉ trích Nga vì vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia thành viên OSCE.

"Vi phạm nghiêm trọng nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong khu vực OSCE vẫn là việc Nga tiếp tục gây hấn ở miền đông Ukraine và chiếm đóng Crimea" - ông Biegun nói với cuộc họp của OSCE.


Ukraine cũng có kế hoạch giành lại Crimea từ Nga bằng dự án “Nền tảng Crimea”. Một trong những mục tiêu chính của dự án là củng cố chính sách không công nhận Crimea của cộng đồng quốc tế. Hội nghị cấp cao Nền tảng Crimea dự kiến được tổ chức vào tháng 5/2021, với sự tham gia của đại diện từ Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Đức, Anh và Mỹ.

Trước phản ứng của phía Ukraine và Mỹ, hồi giữa tháng 11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng việc LHQ bỏ phiếu cho Nghị quyết do Ukraine khởi xướng về Crimea là thiên vị chính trị.

"Như những năm trước, nghị quyết thiên về chính trị và không liên quan gì đến tình hình thực tế trên bán đảo. Một lần nữa Ukraine lại sử dụng cương lĩnh của LHQ để rao bán các yêu sách lãnh thổ và chính trị vô căn cứ của mình đối với Crime" - bà Zakharova nhấn mạnh.

Bà Zakharova nhớ lại rằng "câu hỏi về liên kết lãnh thổ của Cộng hòa Crimea và thành phố Sevastopol đã được cư dân của họ giải quyết một lần và mãi mãi trong cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 3/2014."

Bà nhấn mạnh: “Cuộc trưng cầu được tổ chức tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp quốc tế."

Khi đó, bà Zakharova tuyên bố rằng, sự thiên vị chính trị cực đoan của nghị quyết được chứng minh bằng thực tế là "những phái đoàn bỏ phiếu trắng và bỏ phiếu chống lại đông hơn những người ủng hộ văn bản này."

Về vấn đề chủ quyền của bán đảo Crimea, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nhấn mạnh rằng, chúng "đã hoàn toàn được khép lại".

Hôm 30/8, Chủ tịch Quốc hội Crimea Vladimir Konstantinov nhấn mạnh, tình trạng của Bán đảo Crimea là một vấn đề không thể nghi ngờ và việc tạo ra bất kỳ định dạng quốc tế nào là không phù hợp. Theo ông Konstantinov, các nhà chức trách Ukraine đang quay trở lại chủ đề Crimea để chuyển hướng sự chú ý của người dân khỏi các vấn đề nội bộ.

Crimea và Sevastopol đã trở thành một chủ thể hành chính của Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3/2014. Khi đó, đại đa số cử tri, cụ thể là 96,77% dân số Crimea và 95,6% dân số Sevastopol đã bỏ phiếu tán thành ly khai khỏi Ukraine để sáp nhập vào Liên bang Nga.

Ngày 18/3/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Crimea đã ký một thỏa thuận về việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga. Theo đó, tất cả người dân Crimea sẽ được công nhận là công dân Nga.


Huy Vũ

Nguồn: baodatviet.vn
27 bạn đọc
Đánh giá tốt

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.