Chuyên mục
Vườn Trầm Bê 2.000 tỷ chết đứng: Nhiều tiền nhưng chăm kém?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Vườn Trầm Bê 2.000 tỷ chết đứng: Nhiều tiền nhưng chăm kém?

Thứ năm 15/08/2019 10:06 GMT + 7
Một số chủ vườn cây nhập từ Nhật Bản, Đài Loan về khẳng định cây ngoại dễ sống, nếu cây chết là do chủ cây không biết cách chăm.

Sống khỏe nhưng... bảo hành ngắn

Ngày 14/8/2019, nhiều nhà vườn cây nhập ngoại lớn ở Việt Nam đã lên tiếng cho rằng, thông tin những cây nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, Singapore về tự nhiên bỏ cảnh rồi chết sau một vài năm chăm sóc là không chính xác.

Theo tìm hiểu của Đất Việt từ chủ một vườn Tùng Nhật Bản có giá trị cả trăm tỷ ở Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng, việc chăm sóc loại cây này phải đặc biệt chú ý tới chế độ nước, nhiệt độ ngoài trời để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu thẳng vào quá nhiều.

"Do khi hậu ở Nhật Bản lạnh và không nắng gay gắt như ở Việt Nam nên cây Tùng nhập từ bên đó về thường được chúng tôi đưa về chăm sóc tại vườn cho thuần dưỡng mới bán cho khách hàng" - vị chủ vườn này cho biết.

Cây Tùng được nhập về từ Nhật Bản tại một nhà vườn ở Hà Nội.

Tuy mỗi cây Tùng Nhật Bản mà nhà vườn này bán ra có giá từ vài trăm triệu cho tới chục tỷ đồng/cây nhưng chủ vườn cũng không dám bảo hành dài cho khách hàng.

"Mỗi cây bán ra cũng chỉ bảo hành từ 2 - 3 tháng vì không biết người mua đưa cây về chăm sóc thế nào. Còn muốn cây sống, phát triển tốt thì khách hàng phải ký thêm gói chăm sóc để nhân viên nhà vườn đến chăm sóc cho cây theo lịch trình" - vị chủ vườn nói.

Cũng theo vị này, quan niệm cây nội - cây ngoại là tùy thuộc vào phong cách, thú chơi của mỗi người. Có cầu thì mới có cung, không phải tự nhiên mà ngày càng xuất hiện nhiều nhà vườn cây ngoại ở Việt Nam.

Còn ông Vũ Xuân Lành - chủ vườn Tùng Nhật Bản được cho giá trị hàng trăm tỷ đồng ở đường Võ Chí Công, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội cũng cho rằng, việc quan niệm chơi cây nội - cây ngoại là "một câu chuyện dài" chưa có hồi kết.

Ngay cả trong nhiều cuộc bàn luận giữa những nghệ nhân cây cảnh ở Việt Nam cũng thường có 2 ý kiến trái ngược nhau về quan niệm này.

Mặc dù vậy, cây nội hay cây ngoại đều có ý nghĩa riêng. Bảo cây ngoại khó chăm sóc, chết sau thời gian ngắn là hoàn toàn không phải.

Dân miền Tây chả ai chơi cây ngoại

Trong khi đó, ông Năm Thoại - một nghệ nhân cây cảnh nổi tiếng ở Đồng Tháp cho biết, người dân khu vực miền Tây Nam Bộ không ai chơi cây ngoại, đặc biệt là dòng Tùng La Hán nhập từ Nhật Bản về.

"Nếu nhìn kỹ sẽ thấy Tùng của Nhật Bản về độ thẩm mỹ không thể đẹp được bằng cây Tùng của Việt Nam. Cây Tùng Nhật Bản lá thưa, màu nhạt hơn nhiều... chính vì thế khi đưa loại cây đó vào trong này chúng tôi đều chê, không ai mua dù bất cứ giá nào" - ông Năm Thoại cho biết.

Theo vị nghệ nhân cây cảnh này, trong khu vực miền Tây Nam Bộ cũng đã có nhiều đại gia gặp trái đắng với cây ngoại.

Trong đó, thê thảm nhất là vườn Tùng Nhật Bản trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng của Trầm Bê ở Trà Vinh.

"Vườn cây đó giờ chết mất hơn nửa rồi. Cây còn sống thì cũng không còn đẹp như trước nữa. Điều khiến cây ngoại về Việt Nam không thể sống được là sự khác biệt về khí hậu.

Đặc biệt, khu vực miền Tây Nam Bộ lại nắng nhiều khiến cho cây bị sốc, dù chăm kiểu gì cũng không sống được" - ông Năm Thoại nói.

Trước đây, ông Năm Thoại có nhập một lô cây giống Tùng Nhật Bản về trồng nhưng cũng không thể chăm được.

"Không biết bên nước bạn họ chăm sóc kiểu gì, dùng loại thuốc nào mà Tùng lớn rất nhanh nhưng đem về Việt Nam lại rất khó trồng? Tôi cũng từng định nhân giống Tùng Nhật Bản nhưng sau một thời gian thì ý tưởng đó sụp đổ vì trồng cây không sống" - ông Năm Thoại chia sẻ.

Văn Hưng
Nguồn: baodatviet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.