Chuyên mục
Nhờ hạm đội siêu tàu của ''quốc gia thân thiện'' đến từ châu Á, Nga vẫn bán được hàng triệu thùng dầu, chẳng lo thiếu người vận chuyển

Nhờ hạm đội siêu tàu của ''quốc gia thân thiện'' đến từ châu Á, Nga vẫn bán được hàng triệu thùng dầu, chẳng lo thiếu người vận chuyển

Thứ ba 17/01/2023 10:23 GMT + 7

Không chỉ tích cực mua dầu bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, nước này còn hỗ trợ Nga bằng các tàu chở siêu lớn để vận chuyển dầu sang khu vực châu Á.


 

Ít nhất bốn siêu tàu chở dầu thuộc sở hữu của Trung Quốc đang vận chuyển dầu thô Urals của Nga sang Trung Quốc, theo các nguồn tin thương mại và dữ liệu theo dõi, trong lúc Moscow tìm kiếm tàu để xuất khẩu dầu sau khi mức trần giá dầu G7 áp đặt đã hạn chế việc sử dụng dịch vụ chở hàng và bảo hiểm của phương Tây.

Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, tiếp tục mua dầu của Nga bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây. Các nguồn tin cho biết siêu tàu dầu thứ năm, tàu chở dầu thô rất lớn (VLCC), đang vận chuyển dầu thô đến Ấn Độ. Cũng như Trung Quốc, Ấn Độ tiếp tục mua dầu giá hạ của Nga trong khi nhiều bạn hàng phương Tây chuyển sang các nhà cung cấp khác.

Tất cả năm chuyến hàng đã được lên kế hoạch từ ngày 22/12 năm ngoái đến ngày 23/1 năm nay, theo các nguồn tin và dữ liệu theo dõi tàu của Eikon.

Giới hạn giá dầu của G7 được đưa ra vào tháng 12 năm ngoái cho phép các quốc gia bên ngoài Liên hiệp châu Âu nhập khẩu dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga nhưng lại cấm các công ty vận chuyển, bảo hiểm và tái bảo hiểm xử lý các lô hàng dầu thô của Nga trừ khi được bán với giá dưới 60 USD.

 

Siêu tàu của Trung Quốc


Giám đốc điều hành một công ty Trung Quốc có liên hệ với việc vận chuyển hàng cho biết: “Với giá dầu Urals thấp hơn nhiều so với giá trần, hoạt động mua bán dầu Urals về cơ bản là hợp pháp”.

Khi Mỹ và các đồng minh cố gắng bóp nghẹt nguồn thu từ năng lượng của Moscow để hạn chế khả năng Nga tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine, Nga đã nhanh chóng chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ đến châu Âu vào năm ngoái, chủ yếu sang châu Á.

Các chuyến đi dài hơn, giảm giá mạnh và giá cước vận tải cao kỷ lục đã ăn vào lợi nhuận nhưng việc sử dụng tàu chở dầu siêu lớn trên các tuyến châu Á giờ đây có thể cắt giảm chi phí vận chuyển.

Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri cho biết trong một cuộc họp báo hôm 12/1 rằng Ấn Độ sẽ mua dầu từ bất cứ nơi nào họ có thể có được giá rẻ nhất.

Các nguồn tin cho biết các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đang đảm bảo mức chiết khấu từ 15-20 USD/thùng đối với dầu của Nga trên cơ sở giao hàng so với dầu Brent.

Nga quay sang châu Á


Nga đang gửi dầu Urals từ các cảng phía Tây của mình để trung chuyển tới các siêu tàu chở dầu Lauren II, Monica S, Catalina 7 và Natalina 7, tất cả các tàu treo cờ Panama hướng đến Trung Quốc, trong khi tàu Sao Paulo đã đến gần Ấn Độ, theo ba nguồn tin thương mại và dữ liệu của Eikon.

 

Theo dữ liệu Eikon và cơ sở dữ liệu hàng hải công cộng, Lauren II được quản lý bởi Công ty TNHH Greetee của Trung Quốc và thuộc sở hữu của công ty Maisie của Trung Quốc. Catalina 7 thuộc sở hữu của công ty Canes Venatici của Hong Kong và Natalina 7 thuộc sở hữu của công ty Astrid Menks của Hong Kong và cả hai đều được quản lý bởi công ty Runne của Trung Quốc, trong khi Monica S thuộc sở hữu của công ty Gabrielle của Trung Quốc và được quản lý bởi công ty Derecttor. Công ty Sao Paulo được sở hữu và quản lý bởi Rotimo Holdings có trụ sở tại Síp.

Không thể liên hệ ngay với chủ sở hữu và người quản lý vì thiếu thông tin công khai về họ.

Giám đốc điều hành của công ty Trung Quốc tham gia vào các chuyến hàng ước tính tổng cộng 18 siêu tàu chở dầu của Trung Quốc và 16 tàu cỡ Aframax khác có thể được sử dụng để vận chuyển dầu thô của Nga vào năm 2023, đủ để vận chuyển 15 triệu tấn mỗi năm hoặc khoảng 10% tổng xuất khẩu dầu Urals.

Một VLCC có thể chở tới 2 triệu thùng, tàu Suezmax lên tới 1 triệu thùng và Aframax lên tới 0,6 triệu thùng.

 

 

Trong khi hầu hết dầu thô của Nga hiện đang hướng đến Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ bằng các tàu của Nga hoặc các nước không phải phương Tây, lệnh trừng phạt của G7 đã dẫn đến sự thiếu hụt các tàu chở dầu lớp phá băng nhỏ hơn - nhiều tàu thuộc các công ty của Hy Lạp và Na Uy - mà Nga cần để vận chuyển dầu thô của mình từ các cảng Biển Baltic vào mùa đông.

Theo các thương nhân, Nga và Trung Quốc không có đội tàu lớp phá băng lớn và việc sử dụng các VLCC của Trung Quốc giúp họ di chuyển dễ dàng từ các cảng Baltic để thực hiện chuyển hàng từ tàu sang tàu chở dầu lớn hơn ở vùng biển quốc tế.

“Việc sử dụng tàu chở dầu hạng phá băng cho những quãng đường dài là cực kỳ tốn kém và không hợp lý,” một thương nhân ở thị trường châu Âu cho biết, giải thích lý do tại sao VLCC được sử dụng.

Một thương nhân khác nói chiến tranh Ukraine và các biện pháp trừng phạt đã thúc đẩy nhu cầu đối với các tàu chở dầu nhỏ hơn và giảm giá cước đối với các tàu lớn, giúp giảm bớt một số chi phí phụ mà Nga phải đối mặt.

 

Khánh Vy

Nguồn: markettimes.vn
34 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.