Chuyên mục
Nga: Tên lửa siêu thanh Mỹ tụt hậu 5 năm
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nga: Tên lửa siêu thanh Mỹ tụt hậu 5 năm

Thứ năm 11/06/2020 05:24 GMT + 7

Chuyên gia Nga cho rằng, Mỹ đang tụt hậu so với Nga khoảng 5 năm trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh.

Mỹ thử nghiệm hàng loạt vũ khí siêu thanh

Một tên lửa được trang bị động cơ phản lực scramjet được phát triển trong một chương trình liên hợp giữa DARPA và Không quân Mỹ trong khuôn khổ  Chương trình mang tên “Khái niệm Vũ khí siêu thanh phóng từ trên không” (Hypersonic Air-breathing Weapon Concept - HAWC) đã bị phá hủy trong một vụ tai nạn thử nghiệm gần đây.

Theo thông tin của Aerospace Daily, tên lửa được cho là đã vô tình tách khỏi máy bay B-52 Stratofortress mang nó trong một cuộc thử nghiệm. Theo các nguồn tin quen thuộc với tình hình, vụ tai nạn được cho là có liên quan đến một chiếc máy bay B-52 của Phi đội bay thử nghiệm số 419 tại Căn cứ Không quân Edwards (Edwards AFB), California.

Không quân chuyển các câu hỏi về vụ việc cho Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA), nhưng cơ quan này từ chối cung cấp bất kỳ chi tiết nào. Người phát ngôn của DARPA chỉ cho biết, nguyên dân dẫn đến sự cố đang được điều tra.

Vụ tai nạn làm tăng thêm những bí ẩn che giấu tình trạng của chương trình HAWC, vốn đã chậm hơn vài tháng so với lịch trình ban đầu được yêu cầu cho chuyến bay đầu tiên vào năm 2019.

DARPA ban đầu đã chọn Lockheed Martin vào năm 2017 để phát triển một mô hình trình diễn HAWC được cung cấp bởi một động cơ phản lực dòng thẳng Aerojet Rocketdyne và từ chối một thiết kế thay thế được gửi bởi Raytheon.

Tuy nhiên, một tên lửa được Raytheon thiết kế lại đã gây ấn tượng với DARPA, dẫn đến việc ký kết một hợp đồng cho một cuộc trình diễn chuyến bay thứ hai vào tháng 3 năm 2019.

Kể từ tháng 6 năm 2019, các giám đốc điều hành của Lockheed và Raytheon đã lạc quan rằng, các thử nghiệm mang trên máy bay mẹ và bay tự do cho cả hai khái niệm HAWC sẽ diễn ra vào cuối năm 2019, nhưng cho đến cuối năm đó vẫn không có báo cáo nào về việc cột mốc nào được thông qua. Người ta tin rằng, phiên bản HAWC của Lockheed Martin có liên quan đến vụ việc gần đây.

 


Mỹ đang triển khai nhiều chương trình vũ khí siêu thanh khác nhau


Không quân Mỹ cũng đang hợp tác với DARPA trong các cuộc thử nghiệm của vũ khí lượn siêu thanh thế hệ mới Tactical Boost Glide (TBG) và song song với đó, họ cũng đang thử nghiệm một nguyên mẫu của phương tiện bay lượn được nâng cấp khác là “Vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không” (Air Launched Rapid Response Weapon) AGM-183A của Lockheed Martin (hoặc ARRW).

Cuộc thử nghiệm mang theo phiên bản ban đầu của AGM-183A được thực hiện bởi máy bay B-52 của Phi đội thử nghiệm 419 vào tháng 6 năm 2019, nhưng từ đó đến nay, không có bất cứ cập nhật nào thêm về tiến trình thử nghiệm loại vũ khí này.

Tuy nhiên, Không quân Mỹ trước đó cho biết, họ có kế hoạch mua ít nhất tám nguyên mẫu ARRW để hỗ trợ thử nghiệm bay trực tiếp, dự kiến bắt đầu vào năm 2021.

Nga: Mỹ tụt hậu sau Nga khoảng 5 năm

Mặc dù Không quân Mỹ đã tập trung các nỗ lực phát triển ban đầu vào việc tăng cường vũ khí siêu thanh, cơ quan này vẫn đang mở rộng mối quan tâm của mình đối với các hệ thống vũ khí siêu thanh khác ngoài HAWC.

Vào cuối tháng 4 vừa qua, Không quân Mỹ đã khởi động một nghiên cứu thị trường cho một tên lửa hành trình siêu thanh, báo hiệu sự quan tâm đến hoạt động tiếp theo của chương trình vũ khí trang bị động cơ phản lực thẳng, đồng thời nó cũng cho thấy, những chương trình trước đó của Mỹ vẫn chưa thành công hoặc không mang lại sự tin cậy.

Bình luận về vấn đề này, tiến sĩ Khoa học Quân sự Nga Konstantin Sivkov nhận định rằng, thử nghiệm vũ khí siêu thanh của Mỹ đang ở giai đoạn ban đầu, Hoa Kỳ hiện đang tụt lại phía sau Nga 5 năm trong lĩnh vực này.

 


Một nguyên mẫu khái niệm về vũ khí siêu thanh của hãng Lockheed Martin


Hiện nay, Nga đã biên chế các tên lửa siêu thanh phóng từ trên không như tên lửa Kinzhal, hoặc đang thử nghiệm phóng và sắp biên chế tên lửa siêu thanh phóng từ chiến hạm như Zircon. Như vậy, rõ ràng là Nga đã đi trước Mỹ trong lĩnh vực này.

“Người Mỹ đang ở giai đoạn ban đầu phát triển tên lửa này, để hoàn thành và đưa vào sử dụng, họ sẽ cần khoảng 5 năm nữa. Đó là cách tôi đánh giá độ trễ của họ so với chương trình siêu âm của Nga” - ông Sivkov nói.

Vị chuyên gia Nga lưu ý rằng, trong 5 năm tới, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ có khả năng tạo ra tên lửa không đối đất siêu thanh, nhưng Hoa Kỳ sẽ mất nhiều thời gian hơn để phát triển và thử nghiệm các mô hình tên lửa chống hạm.

Theo ông, nói về tên lửa chống hạm siêu thanh, thì cần phải có đầu đạn phù hợp. Vấn đề hoạt động của nó là khi bay ở tốc độ cao khoảng 10 Mach, tương đương 3 km mỗi giây, trong mũi tên lửa sẽ xuất hiện một ống ion hóa, đó là một vùng không khí quá nóng không truyền dẫn bức xạ điện từ (cần thiết để phát hiện mục tiêu). Ông chỉ ra rằng, Nga đã giải quyết được vấn đề này, còn Mỹ thì chưa.

Ông cũng chỉ ra rằng, sự cố xảy ra với tên lửa HAWC vừa qua không có ý nghĩa mấy. Nga không biết mục đích của thử nghiệm này nhưng các sự cố như nổ tên lửa trong một vụ phóng thử nghiệm là những điều bình thường.

Ví dụ như đó có thể là thử nghiệm phóng, cần phải tách tên lửa khỏi máy bay và kiểm tra hoạt động của các hệ thống sau khi phóng, sau đó nó phải bị phá hủy để không gây thiệt hại trên mặt đất - điều này là bình thường.

Cũng có trường hợp đó là tình huống khẩn cấp, khi tên lửa được tách ra khỏi máy bay không đúng cách do hoạt động không chính xác của các hệ thống trên máy bay, do đó, nó đã bị phá hủy.


Toàn Thắng

Nguồn: baodatviet.vn
27 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.