Chuyên mục
Một trật tự năng lượng thế giới mới đang hình thành

Một trật tự năng lượng thế giới mới đang hình thành

Thứ tư 04/01/2023 12:53 GMT + 7

Thương mại dầu mỏ toàn cầu đang giảm đô la hóa ở tiến độ chậm nhưng chắc chắn.

 

 

 

Vào ngày lễ tình nhân năm 1945, tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt đã gặp Quốc vương Ả Rập Xê Út, Abdul Aziz Ibn Saud trên tàu tuần dương Mỹ USS Quincy. Đó là sự khởi đầu của một trong những liên minh địa chính trị quan trọng nhất trong 70 năm qua, trong đó an ninh của Mỹ ở Trung Đông được trao đổi dầu bằng đồng đô la.

Nhưng thời thế thay đổi, và năm 2023 có thể được ghi nhớ là năm có một sự thay đổi lớn bắt đầu, khi một trật tự năng lượng thế giới mới giữa Trung Quốc và Trung Đông hình thành.

Trong khi Trung Quốc đã có thời gian mua ngày càng nhiều dầu mỏ và khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Iran, Venezuela, Nga và một phần châu Phi bằng đồng tiền của mình, thì cuộc gặp của nhà lãnh đạo Trung Quốc với Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) và Ả Rập Xê Út vào tháng 12 đã đánh dấu sự ra đời của của petroyuan (các nước mua dầu mỏ sẽ dùng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc để trả cho các nước xuất khẩu dầu).

Nhà phân tích Zoltan Pozsar của Credit Suisse cho biết: “Trung Quốc muốn viết lại các quy tắc của thị trường năng lượng toàn cầu”, như một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm giảm đô la hóa ở các quốc gia BRIC bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, và nhiều nơi khác trên thế giới.

Điều đó có ý nghĩa rằng sẽ có nhiều giao dịch dầu mỏ hơn được thực hiện bằng đồng nhân dân tệ. Lãnh đạo Trung Quốc đã tuyên bố rằng, trong vòng 3 - 5 năm tới, Trung Quốc sẽ không chỉ tăng mạnh nhập khẩu từ các nước GCC mà còn hướng tới “hợp tác năng lượng toàn diện”. Điều này có khả năng liên quan đến việc thăm dò và sản xuất chung ở những nơi như Biển Đông, cũng như đầu tư vào các nhà máy lọc dầu, hóa chất và nhựa. Bắc Kinh kỳ vọng rằng, tất cả số tiền này sẽ được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, cụ thể là trên Sàn giao dịch dầu mỏ và khí đốt tự nhiên Thượng Hải sớm nhất là vào năm 2025.

Điều đó sẽ đánh dấu một sự thay đổi lớn trong thương mại năng lượng toàn cầu. Các quốc gia Nga, Iran và Venezuela chiếm 40% trữ lượng dầu của OPEC+ và tất cả họ đang bán dầu cho Trung Quốc với mức chiết khấu cao, trong khi các nước GCC chiếm 40% trữ lượng khác, 20% còn lại nằm ở các khu vực trong quỹ đạo của Nga và Trung Quốc.

Những người nghi ngờ sự trỗi dậy của petroyuan và sự suy giảm của hệ thống tài chính dựa trên đồng đô la nói chung thường chỉ ra rằng Trung Quốc không được hưởng mức độ tin cậy toàn cầu, luật pháp hoặc thanh khoản tiền tệ dự trữ như Mỹ, và điều này khiến các quốc gia khác không muốn kinh doanh bằng đồng nhân dân tệ.

Thị trường dầu mỏ bị chi phối bởi các quốc gia có nhiều điểm chung với Trung Quốc (ít nhất là về nền kinh tế chính trị) hơn là với Mỹ. Hơn nữa, người Trung Quốc đã đưa ra một mạng lưới an toàn tài chính nào đó bằng cách chuyển đổi đồng nhân dân tệ thành vàng trên các sàn giao dịch vàng Thượng Hải và Hồng Kông.

Mặc dù điều này không làm cho đồng nhân dân tệ thay thế cho đồng đô la như một loại tiền tệ dự trữ, nhưng giao dịch dầu mỏ vẫn có ý nghĩa kinh tế và tài chính quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư.

Trước hết, triển vọng về năng lượng giá rẻ đã thu hút các doanh nghiệp công nghiệp phương Tây đến Trung Quốc. Khi xem xét động thái gần đây của Tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới BASF của Đức nhằm thu hẹp quy mô nhà máy chính của họ ở Ludwigshafen và chuyển hoạt động hóa chất sang Trạm Giang. Đây có thể là khởi đầu của xu hướng “từ trang trại đến bàn ăn”, trong đó Trung Quốc cố gắng thu được nhiều sản phẩm giá trị gia tăng hơn tại địa phương, sử dụng năng lượng giá rẻ làm mồi nhử.

Chính trị dầu mỏ đi kèm với rủi ro tài chính cũng như những mặt tích cực. Việc các quốc gia giàu dầu mỏ quay vòng petrodollar vào các thị trường mới nổi như Mexico, Brazil, Argentina, Zaire, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác bởi các ngân hàng thương mại Mỹ từ cuối những năm 1970 trở đi đã dẫn đến một số cuộc khủng hoảng nợ ở thị trường mới nổi.

Petrodollar cũng thúc đẩy việc tạo ra một nền kinh tế mang tính đầu cơ, dựa vào nợ hơn khi các ngân hàng bơm tiền mặt tạo ra tất cả sự sáng tạo tài chính mới, và một dòng vốn nước ngoài cho phép Mỹ duy trì mức thâm hụt lớn hơn.

Xu hướng đó bây giờ có thể bắt đầu đi ngược lại. Đã có ít người nước ngoài mua Trái phiếu Kho bạc Mỹ hơn. Nếu petroyuan cất cánh, điều này sẽ tiếp thêm lửa cho quá trình phi đô la hóa.

Việc Trung Quốc kiểm soát nhiều dự trữ năng lượng hơn và các sản phẩm phát sinh từ chúng có thể là một yếu tố mới góp phần quan trọng vào lạm phát ở phương Tây. Mặc dù tiến trình này chậm, nhưng có lẽ không chậm như một số người tham gia thị trường nghĩ.

 

Hạc Hiên

Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn
30 bạn đọc
Đánh giá tốt

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.