Chuyên mục
Khủng hoảng làn sóng di cư - Báo hiệu đàm phán giữa Nga và các nước châu Âu
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Khủng hoảng làn sóng di cư - Báo hiệu đàm phán giữa Nga và các nước châu Âu

Thứ hai 14/09/2015 00:38 GMT + 7
TS Đỗ Sơn Hải - Trưởng khoa Chính trị quốc tế, Học viện Ngoại giao - cho rằng, Nga và các nước châu Âu có thể cần đàm phán để giải quyết vấn đề khủng hoảng làn sóng di cư.



Tình hình Trung Đông bất ổn và khủng hoảng làn sóng di cư đã trở thành vấn đề tâm điểm của thế giới trong thời gian gần đây. Các nước châu Âu đã lên tiếng và có những hành động để nỗ lực cứu giúp những người dân Syria vô tội, đặc biệt khi báo chí thế giới đăng tải hình ảnh một em bé Syria 3 tuổi nằm chết trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, sự thức tỉnh của cộng đồng quốc tế trước hình ảnh của em bé này mới chỉ dừng lại ở một số biện pháp tạm thời trước làn sóng người di cư ồ ạt. Trong khi các quốc gia còn đang chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng về người nhập cư, những dòng người vẫn tiếp tục đổ về châu Âu bằng đường bộ và đường thủy. Đây còn là làn sóng người di cư lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II đến nay.

TS Đỗ Sơn Hải – Trưởng khoa Chính trị quốc tế thuộc Học viện Ngoại giao tại Hà Nội nhận định: “Thời gian tới, các nước châu Âu sẽ đưa ra con số thống kê về lượng người di cư. Nhưng tôi nghi ngại, liệu con số thống kê đó có thực sự chuẩn xác hay không? Bởi theo tôi, trong làn sóng người di cư hiện nay có ít nhất 3 kiểu. Thứ nhất là những người rời bỏ Syria để tìm kiếm chân trời mới an toàn hơn, hướng mục tiêu kinh tế, đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình. Thứ hai là những người đi theo đám đông, theo sự cám dỗ của những kẻ buôn người và theo lời tuyên bố hấp dẫn từ các nước châu Âu. Nhưng có lẽ, lý do cơ bản nhất vẫn là lý do thứ ba, do vấn đề chiến sự ở Syria. Việc rời bỏ quê hương chắc chắn không dễ dàng với phần lớn người dân nhưng tình hình ở quốc gia buộc họ phải làm như vậy”.


TS Đỗ Sơn Hải – Trưởng khoa Chính trị quốc tế, Học viện Ngoại giao

Bàn về những giải pháp tạm thời của các quốc gia châu Âu để xử lý khủng hoảng làn sóng người di cư, TS Đỗ Sơn Hải cho rằng: “Dường như cộng đồng quốc tế đang gặp bế tắc trong việc giải quyết vấn đề này. Hơn 4 năm qua, sự khác biệt về lợi ích, mâu thuẫn giữa các phe phái ở Syria cũng như giữa Syria với các nước đã khiến mọi nhượng bộ đều thất bại. Có thể thấy, việc chấm dứt được tình hình chiến sự ở Syria mới là mục tiêu chủ chốt, còn tái thiết quốc gia này mới chỉ là điều kiện cần. Việc tái thiết rất cần tới nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, nhưng nếu việc hỗ trợ không đúng với mục đích tái thiết thì Syria nói riêng và Trung Đông nói chung sẽ tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn. Chính vì thế, người dân Syria đành rời bỏ đất nước vì họ không thấy được tương lai”.

Tình hình càng trở nên rối ren hơn khi mới đây, theo thông tin tình báo Mỹ, lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang sản xuất vũ khí hóa học và cho sử dụng loại vũ khí này tại Syria và Iraq. Mức độ xác thực của thông tin chưa được kiểm chứng đúng tới đâu. Tuy nhiên, thông tin đã gây ra lo ngại với khả năng về quy mô sử dụng vũ khí hóa học của IS. Điều đó khiến người dân Syria thêm hoảng loạn, những người ở các khu vực lân cận cũng lo sợ và nhanh chóng gia nhập vào làn sóng người di cư.

Bên cạnh đó, vấn đề Syria còn khiến quan hệ giữa các nước châu Âu và Nga trở nên căng thẳng hơn. Nga vẫn đang tiếp tục cung cấp vũ khí, nguồn lực hỗ trợ cho Chính phủ Syria. 4 năm trôi qua, Syria vẫn chìm trong loạn lạc, khủng hoảng ngày càng lớn và giấc mơ hòa bình của người dân Syria càng trở nên xa vời.

Trước thực tế này, TS Đỗ Sơn Hải bày tỏ quan điểm: “Có lẽ việc này đã làm mâu thuẫn trong quan hệ giữa Nga và các nước châu Âu lên đến đỉnh điểm. Nhưng xét cho cùng, Nga và các nước đang phải cùng đối đầu với nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề về làn sóng di cư. Tôi cho rằng, điều này cũng sẽ báo hiệu cho Nga và các nước châu Âu diễn ra đàm phán và đi đến nhượng bộ. Về tương lai trước mắt, nội chiến ở Syria vẫn là cuộc chiến không có hồi kết. Nhưng về tương lai lâu dài, chúng ta hy vọng các quốc gia sẽ cùng đàm phán để có biện pháp giải quyết ổn định hơn”.

Để lắng nghe toàn bộ những nhận định của TS Đỗ Sơn Hải về vấn đề ở Syria và khủng hoảng làn sóng người di cư, mời quý vị theo dõi qua video dưới đây:

Nguồn: vtv.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.