Chuyên mục
H&M làm ăn ra sao tại thị trường Việt Nam?

H&M làm ăn ra sao tại thị trường Việt Nam?

Thứ bảy 03/04/2021 17:32 GMT + 7

Chỉ sau 3 năm vào Việt Nam, tính đến cuối năm 2019, doanh thu của H&M đã tăng lên mức cao.

H&M bắt đầu vào thị trường Việt Nam từ tháng 9/2017. Cửa hàng đầu tiên của H&M được đặt tại Vincom Đồng Khởi (quận 1, TP.HCM). Đây cũng là thị trường thứ 68 trên toàn cầu và là thị trường thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á của H&M. 

Cũng trong năm 2017, H&M mở thêm cửa hàng thứ hai tại Royal City (Hà Nội).

Báo cáo tài chính năm 2017 cũng chỉ ra, Việt Nam mang về cho H&M 227 tỷ đồng chỉ trong 3 tháng cuối năm 2017, lợi nhuận gộp là 152 tỷ đồng.

 

H&M bắt đầu vào thị trường Việt Nam từ tháng 9/2017.

 

Ở năm kế tiếp, doanh thu của H&M tăng hơn 3 lần cùng kỳ, vượt hơn 762 tỷ đồng; đến năm 2019, con số này đứng ở mức 1.116 tỷ đồng.

Thế nhưng, báo cáo tài chính của H&M cho thấy, với các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đắt đỏ, hãng thời trang này chỉ có lãi hơn 10 tỷ đồng trong năm đầu đến Việt Nam.

 

Đáng chú ý ở năm 2018, mặc dù doanh số nở ra gấp hơn 3 lần, H&M chỉ ghi nhận lợi nhuận tăng nhẹ gần 12%, tương ứng hơn 1 tỷ đồng lên mức 11,3 tỷ đồng.

Cuối năm 2019, nhờ tiết giảm các chi phí vận hành, H&M có lãi gần 57 tỷ đồng, tăng trưởng gấp 5 lần cùng kỳ. Cũng tại thời điểm này, nguồn vốn của H&M đạt 717 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả chiếm 616 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu hơn 101 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, H&M đang có 12 cửa hàng tại Việt Nam, gồm 5 cửa hàng ở Hà Nội, 4 cửa hàng ở TP.HCM và 3 cửa hàng ở Cần Thơ, Đà Nẵng và Hạ Long.

Dù kinh doanh ở Việt Nam khá thuận lợi nhưng trên thị trường thế giới, H&M lại gặp không ít sóng gió.

Trong năm 2018, H&M chứng kiến tồn kho quần áo kỷ lục lên tới 4,3 tỷ USD do không bán được hàng. Nhiều ý kiến cho rằng, các thiết kế của H&M lỗi thời và không cạnh tranh được với các đối thủ khác trên thị trường.

Đến năm 2020, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khiến H&M phải đóng hàng nghìn cửa hàng trên toàn thế giới, chung cảnh ngộ với các hãng thời trang khác.

Đầu năm 2021, H&M tiếp tục gặp rắc rối do bị người Trung Quốc ồ ạt tẩy chay sau khi tuyên bố không mua bông sản xuất ở Tân Cương. Hàng loạt cửa hàng của H&M tại Trung Quốc đã phải đóng cửa.

Đó không phải lần đầu tiên H&M gặp phải làn sóng dư luận tiêu cực đối với người tiêu dùng. Đầu năm 2018, H&M đã sử dụng người mẫu nhí da đen mặc chiếc áo in dòng chữ “coolest monkey in the jungle" (chú khỉ ngầu nhất trong rừng), bên cạnh đó là 2 mẫu nhí da trắng, một mặc áo hình thú không in chữ, một mặc áo in hình hổ kèm dòng chữ “survival expert” (chuyên gia sinh tồn).

Những hình ảnh này khiến nhiều người phẫn nộ và cáo buộc hãng thời trang Thụy Điển phân biệt chủng tộc. H&M sau đó phải lên tiếng xin lỗi.

 

NGỌC VY

Nguồn: vtc.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.