Chuyên mục
Hiểu hậu tố ''E'' trong các loại vũ khí xuất khẩu của Nga

Hiểu hậu tố ''E'' trong các loại vũ khí xuất khẩu của Nga

Thứ sáu 21/05/2021 16:31 GMT + 7

Hiện nay Nga sẵn sàng xuất khẩu tất cả những vũ khí hiện đại nhất của họ (trừ vũ khí tiến công chiến lược) cho tất cả đối tác có nhu cầu và mọi loại vũ khí xuất khẩu của Nga, đều có hậu tố "E" trong định danh.

 

 Hiện nay loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Nga là Su-57, mặc dù chưa hoàn thiện về thiết kế và mới trang bị thử nghiệm cho Quân đội Nga từ tháng 12/2020, nhưng Nga đã chào hàng xuất khẩu, cho những quốc gia có nhu cầu.


Phiên bản xuất khẩu của tiêm kích Su-57, được gọi là Su-57E; chữ "E" trong định danh vũ khí của Nga nói chung, là phiên bản giành cho xuất khẩu; trong đó nhiều khả năng chiến đấu và chức năng của máy bay bị hạn chế một cách có chủ ý, hoặc không được phép xuất khẩu.


Cách tiếp cận tương tự đã được sử dụng trong thế hệ máy bay chiến đấu trước đây của Nga. Ví dụ, máy bay tiêm kích - bom Su-34 của Nga, phiên bản trên thị trường xuất khẩu là Su-34E; máy bay chiến đấu đa năng Su-35, phiên bản xuất khẩu cho Trung Quốc, được gọi là Su-35E.


Điều tương tự cũng áp dụng cho các hệ thống tên lửa phòng không, tên lửa đạn đạo xuất khẩu như Pantsir-S1E, Tor-2E, Iskander-E; chúng đều là những phiên bản “hạ cấp”, so với vũ khí cung cấp cho quân đội Nga.


Vậy những tính năng bị cắt giảm trong hậu tố “E”, của vũ khí xuất khẩu Nga, cụ thể là gì? Đó là gần như tất cả các tên lửa phòng không (SAM) và tên lửa đạn đạo chiến thuật (OTRK) xuất khẩu, đều bị khống chế về tầm bắn, được Nga tự nguyện áp dụng theo Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR), mà Nga tham gia từ năm 1995.


Ngay cả hệ thống phòng không trứ danh S-400 được xuất khẩu, rất có thể cũng có những hạn chế này. Nếu Nga vi phạm các điều khoản của MTCR trong việc cung cấp S-400 (và các thông số ban đầu của nó vượt ra ngoài giới hạn của MTCR), thì sẽ bị Mỹ phản đối, thậm chí áp đặt các lệnh cấm vận như với Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Ấn Độ .


Những khách hàng mua vũ khí Nga đều có những hợp đồng riêng rẽ, nhưng họ đều phải đồng ý chấp nhận một điều, là tính năng vũ khí xuất khẩu sẽ bị cắt giảm; ngoài yếu tố phù hợp với MTCR, nó còn bảo đảm giữ bí mật công nghệ quân sự của Nga.


Còn một vấn đề nữa là, để những vũ khí xuất khẩu của Nga không “đụng hàng” nhau, thì các đối tác mua vũ khí cũng phải chấp nhận những luật chơi chung (không riêng gì đối với vũ khí Nga).


Ví dụ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, tuy đều là thành viên NATO, nhưng có xung đột về lợi ích; do vậy hệ thống S-400 mà Nga bán cho Thổ, sẽ không thể chế áp, hoặc chung bất kỳ thứ gì với S-300, mà Nga trước đó đã bán cho Hy Lạp.


Hiện nay cho dù là Mỹ, Pháp hay Trung Quốc; trong cùng một loại vũ khí, nếu có ý định xuất khẩu, họ đều chế tạo ra hai phiên bản; loại tiên tiến nhất là giành cho quân đội của họ, và phiên bản thứ hai, với khả năng có phần hạn chế, để xuất khẩu.


Nhưng trên thực tế, các quốc gia xuất khẩu vũ khí, khi tiến hành các hoạt động tiếp thị, sự tách biệt giữa phiên bản “nội địa” và phiên bản “xuất khẩu”, không phải khi nào cũng được đề cập minh bạch. Chỉ khi nào khách hàng đàm phán, những khác biệt này mới lộ ra; nhưng đa phần khách hàng phải chấp nhận.


Ngoài ra còn một điểm đáng chú ý của hậu tố “E” với những hệ thống vũ khí phức tạp, hiện đại; nếu không sử dụng đúng mục đích, có thể bị nhà sản xuất vô hiệu hóa từ xa gọi là tính năng “đánh dấu trang”. Tất nhiên yếu tố này, không thể áp dụng với những vũ khí đơn giản như súng bộ binh hay pháo.


Nhưng bất kỳ máy bay, tên lửa SAM, tên lửa đạn đạo cũng có thể bị vô hiệu hóa từ xa, bằng một tín hiệu đặc biệt, ngăn chặn hoàn toàn việc phóng tên lửa hoặc khởi động động cơ máy bay. Và yếu tố này cũng luôn luôn hiện diện vô hình, trong việc khách hàng cân nhắc lựa chọn nguồn cung cấp vũ khí.

Ví dụ gần đây là việc Nga cung cấp hệ thống phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, người Mỹ có lý của họ, khi dừng cung cấp máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ; vì Mỹ lo sợ, sẽ bị hệ thống S-400 của Nga phát hiện những điểm yếu của F-35 và chuyển về cho Nga.


Tiếp đến là nếu Thổ Nhĩ Kỳ có ý định dùng hệ thống này chống lại Nga, hoặc bàn giao cho người Mỹ nghiên cứu, thì Nga có đủ biện pháp để vô hiệu hóa hệ thống này từ xa. Đó là lợi thế của người bán.


Nói chung việc xuất khẩu vũ khí của Nga có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế Nga và quá trình hiện đại hóa Quân đội Nga; việc Nga rời khỏi thị trường xuất khẩu vũ khí, không chỉ là mất mát lợi ích về kinh tế, mà còn mất cả đồng minh.


Trong cuộc đua công nghệ đang diễn ra quyết liệt, để tồn tại trong thị trường vũ khí hiện đại, người ta phải luôn đi trước mọi lúc. Nga sẵn sàng xuất khẩu những vũ khí hiện đại nhất; nếu Hy Lạp kìm hãm Thổ Nhĩ Kỳ bằng hệ thống phòng không S-300, thì Thổ có trong tay S-400 tiên tiến nhất của Nga.


Việc xuất khẩu vũ khí, dù bị cắt giảm tính năng, nhưng nguy cơ thất thoát về công nghệ vẫn rất lớn; do vậy “cách đi qua sợ hãi là bước qua chính nó”, Moscow vẫn sẽ bán S-300 và S-400, nhưng Nga chuẩn bị ra đời S-500. Đồng thời những hợp đồng vũ khí sẽ là nguồn nuôi quan trọng, để ngành công nghiệp quốc phòng Nga tiếp tục phát triển. Nguồn ảnh: Pinterest.

 

Tiến Minh

Nguồn: kienthuc.net.vn
27 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.