Chuyên mục
Độ tuổi nào được tiêm vaccine COVID-19 của Nga?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Độ tuổi nào được tiêm vaccine COVID-19 của Nga?

Thứ năm 13/08/2020 06:47 GMT + 7

Không phải ai cũng đủ điều kiện tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Nga mà ở trong độ tuổi cho phép.

 


Nga sẽ sử dụng thử nghiệm vaccine COVID-19 giai đoạn 3 để xem xét khả năng tiêm vaccine cho người trên 60 tuổi.

 

Theo ông Vladimir Bondarev, người đứng đầu Trung tâm Khoa học Đánh giá Sản phẩm Thuốc của Bộ Y tế Nga, vaccine ngừa COVID-19 được khuyến nghị sử dụng cho người từ 18-60 tuổi.

Sputnik dẫn lời ông Bondarev nêu rõ: "Ở Nga, thông lệ chứng nhận vaccine cho trẻ em từ sơ sinh đến 18 tuổi; người lớn từ 18 đến 60 tuổi; và người lớn tuổi - trên 60 tuổi. Các nghiên cứu lâm sàng hiện đã được thực hiện trên một nhóm tình nguyện viên từ 18 đến 60 tuổi. Vì vậy, vaccine này hiện được chỉ định sử dụng cho những người từ 18 đến 60 tuổi".

Bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết cần có thêm các nghiên cứu lâm sàng đối với người lớn tuổi. Ông lưu ý thêm rằng, điều này có thể sẽ được thực hiện trong quá trình thử nghiệm lâm sàng sau đăng ký.

Thực chất, vaccine ngừa COVID-19 của Nga mang tên Sputnik V đã được tiêm thử nghiệm trên những người lớn tuổi ở Nga. Ông Alexander Gintsburg, Giám đốc Viện Nghiên cứu Khoa học về Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya, cơ quan nghiên cứu ra vaccine này, đã được tiêm vaccine trong khi hiện nay ông đã ngoài 60 tuổi.

Vaccine của Nga dựa trên công nghệ vector, đưa mã gene virus vào cơ thể, được ví như dùng tên lửa đẩy vệ tinh Sputnik vào không gian.

Cơ chế của nó là sử dụng virus vô hại đưa protein của nCoV vào tế bào người, giúp kích thích phản ứng của hệ miễn dịch.

Vector là một virus thiếu đi đoạn gene giúp tái tổ hợp, tự nhân lên, được các nhà khoa học sử dụng để vận chuyển vật chất di truyền của một loại virus khác vào tế bào người. Từ đó, hệ miễn dịch sẽ nhận biết mầm bệnh, sản sinh kháng thể hoặc tế bào T để tự bảo vệ.

Vector không gây hại cho cơ thể. Trong một số trường hợp, vi khuẩn giảm độc lực cũng có thể được sử dụng làm vector, song không phổ biến bằng virus. Vaccine sử dụng công nghệ vector thường dùng để ngăn ngừa các mầm bệnh đường hô hấp.

nCoV sở hữu một thành phần được gọi là protein S, tạo thành các gai đặc trưng trông như "vương miện" , bao bên ngoài vỏ virus. Đây là chìa khóa giúp chúng gắn chặt vào tế vào, xâm nhập vật chủ một cách thuận lợi hơn.

Đối với vaccine Nga, ở mũi tiêm đầu tiên, vector là virus cảm cúm vô hại đưa protein S của nCoV vào tế bào. Cơ thể bắt đầu nhận diện được mầm bệnh, từ đó kích hoạt hệ miễn dịch, sinh ra kháng thể.

Một vector của vaccine chỉ tạo được phản ứng miễn dịch ngắn hạn cho cơ thể, vì vậy cần tiêm mũi thứ hai.

 

"Để kéo dài khả năng miễn dịch, một đoạn gen tương tự của nCoV được đưa vào cơ thể sau ba tuần, sử dụng ‘xe đẩy’ khác. Kết quả, cơ thể không kháng được virus vô hại ban đầu, nhưng lại hình thành hàng rào bảo vệ với COVID-19" - Bác sĩ Sergei Tsarenko, Phó trưởng Khoa gây mê và hồi sức tại Bệnh viện thành phố Moscow nói.

Mũi tiêm thứ hai diễn ra sau đó 28 ngày, vaccine sử dụng một loại virus vô hại khác, kích thích hệ miễn dịch lâu dài.

Về cơ bản, sản phẩm bao gồm hai thành phần: virus vô hại (phương tiện chuyên chở) và một đoạn của bộ gen nCoV.

Bác sĩ Sergei Tsarenko mô tả, sử dụng hình ảnh "tên lửa đẩy" để giải thích ý tưởng này rõ hơn. Virus cúm đóng vai trò như phương tiện, mang theo một phần của nCoV vào cơ thể người, từ đó hệ miễn dịch nhận biết mầm bệnh.

Chính bởi cơ chế này mà các nhà khoa học Nga đã đặt tên cho vaccine COVID-19 của mình là Sputnik V, theo tên vệ tinh đầu tiên trên thế giới "Sputnik 1" được Liên Xô phóng lên vũ trụ năm 1957.

Vaccine dựa trên vector thực ra không phải khái niệm quá mới mẻ. Nó từng được sử dụng để điều chế liều tiêm phòng bệnh Ebola. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học sử dụng tới hai loại vector để mang mã di truyền của virus vào cơ thể. Phương pháp được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu Gamaleya, Nga, độc đáo hơn so với các đơn vị đối thủ trên thế giới.

Viện Gamaleya thông báo thử nghiệm Giai đoạn ba đối với vaccine vừa được phê duyệt, có tên "Sputnik V", sẽ bắt đầu với sự tham gia của hơn 2.000 người tại Nga, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Arab Saudi, Brazil và Mexico.

Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), một quỹ tài sản có chủ quyền do chính phủ Nga thành lập và tài trợ cho hoạt động nghiên cứu vaccine COVID-19, đã thành lập một trang web để quảng bá cho loại vaccine của Nga. Tổ chức này cho rằng việc Nga nỗ lực tạo ra vaccine COVID-19, cũng như sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế, đã bị truyền thông phương Tây bác bỏ.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nga Mikhail Murashko đã thông báo về việc cấp đăng ký vaccine COVID-19 tại cuộc họp chính phủ do Tổng thống Vladimir Putin chủ trì. Chính Tổng thống Putin cũng xác nhận con gái ông đã được tiêm loại vaccine mới này.

Bộ Y tế Nga cho biết, vaccine đã trải qua tất cả các thử nghiệm cần thiết về an toàn và hiệu quả trên một số loài động vật (động vật gặm nhấm và linh trưởng), sau đó đã được thử nghiệm trên 2 nhóm tình nguyện viên (mỗi nhóm 38 người).

Cơ quan Y tế Nga khẳng định vaccine này không chứa các thành phần của virus SARS-CoV-2, đồng thời sơ đồ tiêm 2 lần cho phép hình thành khả năng miễn dịch lâu dài. Theo Bộ trên, kinh nghiệm sử dụng vaccine vector (với sơ đồ dùng 2 lần) cho thấy khả năng miễn dịch kéo dài đến 2 năm.

Vaccine Mỹ hiệu quả trên biến chủng của nCoV

Trong hàng trăm vaccine triển vọng trên thế giới được WHO ghi nhận, vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Mỹ Moderna được kỳ vọng hơn cả bởi chúng đặc hiệu trên biến chủng phổ thông nhất của nCoV.

 

Virus nCoV đang trong quá trình nhân lên. Ảnh: CGTN


Đột biến này tên gọi D614G, là một trong những chủng phổ thông, có mức độ lây lan rộng rãi tại Mỹ và châu Âu. Các phân tích trước đó chỉ ra rằng chủng virus tồn tại ở hơn 70% ca nhiễm được xác nhận trên toàn thế giới, gần 100% tại châu Âu.

So với các đột biến khác, D614G có mức độ nhân lên cao trong đường hô hấp, lây lan hiệu quả hơn từ người sang người.

Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia từ Mỹ, dẫn đầu bởi Giáo sư Drew Weissman từ Đại học Pennsylvania, đã cố gắng tìm hiểu liệu chủng này có thể "né" được các phản ứng miễn dịch do vaccine kích hoạt hay không.

Phương pháp của họ là tạo ra các giả dạng virus (pseudovirus - PSV), sau đó tiêm vaccine vào người, khỉ và chuột, tiến hành lấy mẫu máu sau vài tuần, khi kháng thể đã được sản xuất. Kết quả cho thấy miễn dịch được kích thích bởi liều tiêm có khả năng liên kết với giả dạng virus chứa gene của đột biến D614G cao gấp 4 lần so với thông thường.

"Như vậy, biến chủng này không thể ‘trốn khỏi’ loại vaccine hiện tại", ngược lại, nó còn dễ bị kháng thể tiêu diệt hơn.

Đối với giới nghiên cứu, kết quả này không quá bất ngờ.

Trên thực tế, trong quá trình đột biến, nCoV tạo ra những tinh chỉnh nhỏ trong gai protein, giúp chúng dễ dàng "bám dính" vào tế bào vật chủ. Tuy nhiên, điều này cũng khiến kháng thể liên kết hiệu quả với virus hơn.

"Dễ bị tấn công bởi kháng thể chính là ‘cái giá’ D614G phải trả để xâm nhập vào tế bào người một cách thuận lợi", Giáo sư Drew Weissman giải thích.

Vaccine từ Moderna là một trong những "ứng viên" đầu tiên ở Mỹ bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba. Các khâu đầu tiên được bắt đầu vào tuần cuối của tháng 7.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến nay có ít nhất 25 loại vaccine Covid-19 đang trong quá trình thử nghiệm trên người. Hầu hết được điều chế dựa trên trình tự gene virus được Trung Quốc công bố hồi đầu tháng 1, không có đột biến D614G. Biến chủng này đã được phát hiện ở đại lục, song nó khá hiếm.

 

Quế Chi

Nguồn: baodatviet.vn
27 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.