Chuyên mục
Bản chất quan hệ Nga - Trung: Các giai đoạn

Bản chất quan hệ Nga - Trung: Các giai đoạn

Thứ sáu 12/03/2021 04:31 GMT + 7

Matxcova và Bắc Kinh cần phải xác định rõ các quan điểm của mình.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Liên bang Nga tại cuộc tập trận “Vostok-2018”. Ảnh: trang web Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.

 

Quan hệ giữa Trung Quốc với nước Nga hiện đại đã trải qua nhiều giai đoạn (thăng trầm). Trong những năm 1990, Trung Quốc đã hành xử với Nga theo đúng tinh thần binh pháp cổ cửa nước này: “Cướp của khi nhà đang cháy”.

Nhưng do khi đó Nga vẫn giữ được toàn vẹn lãnh thổ của mình và tiềm lực của PLA còn khá thấp, nên Bắc Kinh đã không dám ngang nhiên chiếm đóng các vùng lãnh thổ phía Đông của Nga, mà chỉ tập trung vào việc cướp bóc tài nguyên thiên nhiên Nga (chủ yếu là ở Đông Siberia và Viễn Đông) cũng như khai thác (cũng chủ yếu dưới hình thức trộm cắp) công nghệ quân sự, công nghệ vũ trụ và các công nghệ cao khác của Nga.

Bắc Kinh đã xây dựng được một đội ngũ vận động hành lang (lobby) khá mạnh tại Nga, trong đó có cả một số nhân vật là lãnh đạo các tập đoàn trong Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và ngành công nghiệp dầu khí, một nhóm người thuộc các đảng phái chính trị khác nhau (nhưng dứt khoát phải là những đảng có ghế trong Đuma Quốc gia), một số đại diện của cộng đồng khoa học (trong đó có tương đối nhiều các nhà chuyên nghiên cứu Trung Quốc) và giới truyền thông Nga.

Cộng đồng chuyên vận động hàng lang cho Bắc Kinh này hiện vẫn đang hoạt động rất năng nổ, họ tiến hành các chiến dịch tuyên truyền cực kỳ “kiên trì” ở Nga để truyền bá ý tưởng rằng việc (Nga) xích lại gần nhau tối đa với CHND Trung Hoa là “phương án khả dĩ duy nhất” và an toàn nhất.

Nhưng tuy vậy, phần đông dân chúng tại nước Nga hiện giờ vẫn có thái độ cực kỳ không tin Trung Quốc sau khi nước này phản bội Liên Xô trong những năm 1960 và 1970, và cũng đã xuất hiện những mối quan ngại sâu sắc không kém về những hoạt động bành trướng của Trung Quốc vào các khu vực phía Đông nước Nga.

Đây là nhân tố kiềm chế rất mạnh khiến Nga khó có thể xích lại gần nhau với Trung Quốc.

QUAN HỆ ĐỐI TÁC

Kết quả là, đằng sau những tuyên bố chính thức hào sảng về "quan hệ đối tác chiến lược" và "mối quan hệ tốt đẹp chưa từng có" chỉ có rất ít việc làm cụ thể.

Nội dung cụ thể chủ yếu chỉ dừng ở mức trao đổi thương mại khu vực biên giới (mang tính chất cướp bóc đối với Nga, nhưng ở một mức độ nhất định nào đó cũng đã giúp dân chúng Nga ở những khu vực phía đông sống sót được trong nửa đầu những năm 1990) và ở việc Nga bán vũ khí hiện đại cho Trung Quốc (và như vậy đã làm tăng đáng kể tiềm lực không chỉ của PLA mà còn của cả Tổ hợp công nghiệp-quốc phòng Trung Quốc.

Tuy nhiên, lại cũng giúp một số doanh nghiệp Tổ hợp công nghiệp-quốc phòng LB Nga tồn tại được trong cùng thời kỳ nửa đầu những năm 90 đó).

Trên lãnh thổ Nga đã xuất hiện nhiều nhóm cộng đồng người Hoa với nền kinh tế riêng và sống theo luật lệ riêng, nhưng số lượng người Hoa ở Nga thực ra thấp hơn so với dự kiến trong các dự báo bi quan nhất.

Các Lực lượng Vũ trang của CHND Trung Hoa và LB Nga bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung, cả song phương và cả trong khuôn khổ của SCO (Tổ chức Hợp tác Thượng Hải) được thành lập vào giữa những năm 1990, nhưng những cuộc tập trận chung này mang tính chất chính trị và tuyên truyền là chính và không chỉ nhằm mục đích củng cố quan hệ hợp tác Nga – Trung, mà chủ yếu là để “tống tiền” và đe dọa Phương Tây.

 

Đồng thời, các quan chức Trung Quốc (khác với các quan chức Nga) liên tục tuyên bố nhấn mạnh rằng quan hệ Trung Quốc với Nga không hề mang tính chất của một liên minh và không nhằm chống lại bất cứ một nước thứ ba nào.

Cùng với sự gia tăng sức mạnh tổng hợp của mình, Trung Quốc bắt đầu tỏ thái độ coi Nga như đàn em, nếu không muốn nói là như một chư hầu- một chư hầu “sẽ không chạy thoát đi đâu được” và sẽ ngày càng thuần phục Bắc Kinh.

Bắc Kinh cũng mất dần hứng thú với các công nghệ cao của Nga (trên thực tế là của Liên Xô), vì Bắc Kinh đã chiếm đoạt được gần như tất cả những gì có thể chiếm đoạt. Các mối quan hệ thương mại tuy có trở nên trật tự hơn kể từ giữa những năm 1990, nhưng vẫn mang tính chất kẻ cướp đối với Nga.

Thêm nữa, đối với Trung Quốc, thương mại với Nga chỉ có tầm quan trọng rất hạn chế; chưa hết, các doanh nghiệp Trung Quốc rất không hài lòng với môi trường đầu tư của Nga.

Còn trên trường quốc tế, dần hiện hữu một thực tế khi mà Nga ủng hộ Trung Quốc trong tất tần tật mọi việc, còn Bắc Kinh- lại không hề ủng hộ Matxcova trong bất cứ vấn đề gì.

Nước Nga, mặc dù có tiềm năng trung chuyển khổng lồ, nhưng trên thực tế đã bị loại khỏi dự án địa chính trị và kinh tế quan trọng bậc nhất của Trung Quốc là dự án "Một vành đai - Một con đường".

Dự án này chỉ liên quan đến một đoạn ngắn trên phần lãnh thổ Châu Âu của Nga,- từ biên giới phía tây của Kazakhstan đến biên giới phía đông của Belarus.

Việc loại hoàn toàn Siberia và Viễn Đông Nga ra khỏi dự án cho thấy một điều rõ ràng rằng những khu vực này là hướng bành trướng lãnh thổ trực tiếp của Trung Quốc, chứ không phải đơn thuần liên quan đến chính sách đối ngoại của nước này.

TRUNG LẬP KIỂU TRUNG

 

Bản chất học thuyết này (trung lập kiểu Trung Quốc) được thể hiện rõ ràng nhất trong bố cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây trở nên xấu đi đột ngột năm 2014.

Trung Quốc, như hoàn toàn có thể dự đoán từ trước, trên thực tế vẫn giữ thái độ trung lập trong cuộc xung đột này (cũng như gần như toàn bộ thế giới phi Phương Tây), nhưng cùng với đó lợi dụng để khai thác cho mình lợi ích kinh tế tối đa từ những khó khăn của Nga.

Phong cách truyền thống vốn đã rất rắn của Trung Quốc khi tiến hành các cuộc đàm phán thương mại (với Nga) càng rắn hơn, còn quan điểm cho rằng Nga "sẽ không chạy đi đâu được" càng được củng cố hơn.

Đặc biệt, Trung Quốc, ngay cả với điều kiện cho vay tin dụng, cũng đã từ chối cấp vốn cho công trình xây dựng đường ống dẫn khí đốt “Sức mạnh Siberia” có chức năng trước hết là xuất khẩu khí đốt cho Trung Quốc.

Ở chính nước Nga khi đó, giới vận động hành lang cho Trung Quốc đã hoạt động ráo riết chưa từng thấy nhằm chứng minh rằng vào thời điểm đó nước Nga không còn một sự lựa chọn thay thế nào khác ngoài việc phải xích lại gần nhau tối đa với Trung Quốc, và phải quên hẳn đi mọi quan ngại (trong quan hệ với Trung Quốc), đặc biệt là trong bối cảnh khi mà các dự báo về sự bành trướng của Trung Quốc vẫn chưa diễn ra trên thực tế.

Trong Chính phủ Nga và giới doanh nghiệp Nga khi đó xuất hiện ngày càng nhiều các chính khách nhiệt thành ủng hộ việc dành cho Trung Quốc chế độ đối xử tối huệ quốc về kinh tế, ít nhất là cũng tại khu vực Viễn Đông.

Cùng lúc đó, Nga vẫn kiên quyết không chịu đầu hàng Phương Tây trong các vấn đề Crimea và Donbass, nền kinh tế Nga cũng hoàn toàn không bị xé thành từng mảnh như Phương Tây dự báo, và còn ở Syria, Nga đã đạt được những thành công cực kỳ có ý nghĩa cả về quân sự lẫn chính trị, làm thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc xung đột này.

Kết quả là, thay vì bị cô lập như Phương Tây tính toán, nước Nga đã tăng cường rất đáng kể vị thế địa- chính trị và sức mạnh quân sự của mình.

Lần đầu tiên sau toàn bộ thời kỳ quan hệ với CHND Trung Hoa giai đoàn Hậu Xô Viết, Matxcova đã đưa ra những yêu sách đối với Bắc Kinh về những vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của nước này.

Sự xấu đi của mối quan hệ với một nước Nga đang từng bước củng cố và tăng cường sức mạnh và trong giai đoạn mà chính Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với những vấn đề nội bộ rất nghiêm trọng rõ ràng là không có lợi cho Bắc Kinh.

Chính vì vậy mà từ cuối năm 2016, trong chính sách của Bắc Kinh (với Nga) đã bắt đầu có những thay đổi nhất định.

Ít nhất là khi xem xét các vấn đề mang tính nguyên tắc đối với Matxcova (Crimea, Ucraine, Syria) tại Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đã có thái độ hợp tác với Nga hơn khi bỏ phiếu (còn trước đó Bắc Kinh luôn bỏ phiếu trắng) và bắt đầu ủng hộ Nga trong những vấn đề này ở cấp độ các tuyên bố chính thức.

CÁC CUỘC TẬP TRẬN

Rất rõ ràng, một nhượng bộ chính trị khác nữa của Bắc Kinh đối với Mtaxcova – đó là sự tham gia của lực lượng PLA trong cuộc tập trận “Vostok (Phương Đông-2018”.

Lực lượng này chỉ chiếm khoảng 10% tổng số quân nhân tham gia tập trận. Sự tham gia của người Trung Quốc trong các cuộc tập trận, cũng như trước đây, chỉ mang tính chất chính trị và trước hết là nhằm mục đích tống tiền và dọa Phương Tây.

Xét theo các phản ứng gần như là sự hoảng loạn của các nước Phương Tây (đặc biệt là ở các nước Châu Âu), mục tiêu này đã đạt được, và điều này đã một lần nữa khẳng định sự bất lực hoàn toàn của Phương Tây.

Mặc dù Trung Quốc chắc gì đã cần những phản ứng như vậy (Bắc Kinh không hề có ý định đe dọa Phương Tây, đặc biệt là Châu Âu), tuy Nga lại rất cần điều đó. Ở quy mô nhỏ hơn một chút, tình trạng này cũng lặp lại trong cuộc tập trận “Trung tâm-2019”.

Cuộc tập trận hải quân chung Iran-Nga-Trung diễn ra gần bờ biển Iran vào cuối tháng 12 năm 2019 cũng cực kỳ đáng chú ý.

Tham gia cuộc tập trận chung này có một lực lượng lớn Hải quân Iran, tàu tuần tiễu "Yaroslav Mudryi" và hai tàu bảo đảm của Hải quân Nga (thuộc Hạm đội Baltic) và chỉ duy nhất có một tàu khu trục Trung Quốc. Ở Nga, các cuộc tập trận này ít được đưa tin, vì chúng rơi vào “hố đen thông tin” ngay trước thềm năm mới.

Nhưng tại Iran, những thông tin này được bình luận một cách hồ hởi. Còn Trung Quốc thì bắt đầu biện minh.

 

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng CHND Trung Hoa chính thức tuyên bố rằng các cuộc tập trận trên là phù hợp với luật pháp quốc tế và những chuẩn mực đã được thiết lập và cũng không liên quan gì đến tình hình trong khu vực.

Cũng ngay trong tuyên bố trên, Trung Quốc nói nhiều đến cuộc tập trận chung Trung Quốc -Tanzania mang tên "Đối tác chân thành-2019" sắp tới với hàm ý cho rằng quan hệ hợp tác với Tanzania cũng quan trọng đối với Trung Quốc không kém gì quan hệ hợp tác với Nga và Iran.

Đã có một bài báo khá dài về cuộc tập trận chung với Tanzania được đăng tải trên tờ Nhân dân Nhật báo.

Trong bài báo có đoạn khẳng định đại ý là cuộc tập trận quân sự chung nói trên không có gì bất thường. Trước đó, Trung Quốc đã từng tiến hành các cuộc diễn tập chung với cả Nga và Iran, cũng như với Saudi Arabia và một số nước khác.

Trung Quốc và Mỹ cũng từng tiến hành các cuộc tập trận chung (song phương), và cũng cùng tham gia vào các cuộc tập trận đa phương. Việc Trung Quốc, Nga và Iran cùng tham gia các cuộc tập trận hải quân chung không có gì gây ngạc nhiên dù xét từ bất kỳ góc độ nào.

Những cuộc tập trận kiểu như vậy không nên được hiểu theo hướng địa- chính trị. Trung Quốc không có ý định can dự vào các cuộc xung đột ở Trung Đông, và càng không có ý định lựa chọn bất kỳ bên nào trong các cuộc xung đột.

Bài báo trên nhấn mạnh tiếp: CHND Trung Hoa không ủng hộ những quốc gia coi quan hệ với Trung Quốc là một “quân bài” để giải quyết vấn đề với các nước khác. Các nước Trung Đông đều là bạn tốt của Trung Quốc, trong đó có Iran.

Theo quan điểm của CHND Trung Hoa, không một quốc gia Trung Đông nào được nghĩ rằng Trung Quốc sẽ cố tình phân biệt các nước trong khu vực căn cứ vào khả nằng xích lại gần nhau có thể có trong tương lai.

 

Sự nhượng bộ chính trị của Bắc Kinh trước Matxcova là PLA tham gia cuộc tập trận "PhươngĐông- 2018". Ảnh: Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.


Với cách diễn đạt như vậy, nếu người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc xếp Nga và Iran ngang hàng với Tanzania trong thang bậc các ưu tiên của mình, thì tờ báo chính thống trên của CHND Trung Hoa đã nâng Nga và Iran lên cùng tầm với các đối thủ địa chính trị của hai nước trên- Mỹ và Ả Rập Saudi trong danh sách ưu tiên.

Rõ ràng, người Trung Quốc đã tham gia các cuộc tập trận do chịu áp lực từ phía Matxcova, nên vì thế họ đã ngay lập tức giải thích với phần còn lại của thế giới rằng không nên đánh giá quá cao những cuộc tập trận đó.

Và bằng cách đó trực tiếp nhắc nhở Matxcova rằng không một quốc gia nào được phép đòi hỏi Trung Quốc phải phát triển quan hệ đối tác đặc biệt với mình và CHND Trung Hoa cũng không ủng hộ những nước coi quan hệ với Trung Quốc là một con bài để giải quyết các vấn đề với các bên khác.

Về kinh tế, Matxcơva đang rất cần các khoản đầu tư từ Trung Quốc, và Bắc Kinh, cũng như trước đây, cực kỳ quan tâm đến việc bành trướng kinh tế sang Nga để thỏa mãn các nhu cầu về tài nguyên và trong tương lai – cả các nhu cầu về lãnh thổ.

Một mặt, Matxcơva vẫn rất quan ngại trước sự bành trướng này (thêm nữa, đã có rất nhiều tấm gương nhãn tiền cho thấy Bắc Kinh cực kỳ thành công trong việc “lùa” ngay cả những nước tương đối lớn, ví dụ như Pakistan và Malaysia, vào cái “bẫy nợ” của mình), còn các doanh nghiệp Trung Quốc thì vẫn không thích môi trường đầu tư đang càng ngày càng xấu đi do các lệnh trừng phạt từ Phương Tây ở Nga- các doanh nghiệp Trung Quốc không muốn bị áp đặt ác lệnh trừng phạt này, bới vì đối với tuyệt đại đa số trong số họ, quan hệ với Phương Tây quan trọng hơn nhiều so với quan hệ với Nga.

Hơn nữa, trên thực tế, Trung Quốc đang tham gia vào các lệnh trừng phạt kinh tế chống Nga, và càng ngày Trung Quốc càng tỏ ra cứng rắn hơn. Lấy ví dụ:

mạng bán lẻ trực tuyến toàn cầu AliExpress của Trung Quốc vào năm 2019 đã ngừng nhận bất kỳ đơn đặt hàng nào từ Crimea. Matxcova đã nhiều lần cảnh báo Trung Quốc về chuyện này, nhưng Bắc Kinh luôn trả lời rằng họ không thể can thiệp vào công việc của các công ty thương mại.

Như vậy rõ ràng là Bắc Kinh đơn giản cho rằng không cần thiết phải ra lệnh cho các doanh nghiệp của mình không được phép thực hiện các biện pháp trừng phạt chống Nga.

VỀ LIÊN MINH

Một sự tù mù như vậy cũng vẫn tồn tại trong lĩnh vực chính trị. Trong điều kiện cả hai phải chịu sức ép nghiêm trọng từ phía Mỹ, Nga và Trung Quốc có vẻ như quan tâm đến việc thành lập một liên minh thực sự.

Nhưng mặt khác, rất khó để làm cho liên minh đó (nếu có) trở thành một lien minh bình đẳng thực sự, và tất nhiên, cả Matxcova lẫn Bắc Kinh đều không chịu chấp nhận vị thế đàn em.

Chưa hết, lợi ích quốc gia của Liên bang Nga và CHND Trung Hoa hoàn toàn không tương đồng và trong nhiều trường hợp, những lợi ích đó tuyệt đối khác nhau.

Đặc biệt, Trung Quốc không hề có ý định gây sự với các nước Châu Âu - thành viên của NATO, còn Nga thì cũng tuyệt đối không có mâu thuẫn nào với các nước thành viên ASEAN đang đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông.

Đối thủ chung duy nhất của cả hai là Mỹ  nhưng như thế vẫn chưa đủ để thành lập một liên minh quân sự. Chính vì vậy nên không một bên nào muốn đưa ra những cam kết pháp lý có tính chất quân sự-chính trị.

Hoàn toàn không thể hiểu nổi một trạng thái cân bằng không ổn định như vậy trong quan hệ song phương sẽ duy trì được trong bao lâu. Những lời tuyên bố có cánh về cái gọi là "quan hệ đối tác chiến lược" rõ ràng là mâu thuẫn với quan hệ đối tác rất hạn chế trên thực tế.

Cùng với đó, sự xích lại gần nhau thực sự, như đã được đề cập ở trên, được mô tả rất đúng bằng câu ngạn ngữ Nga "cũng muốn đấy, nhưng khó xảy ra". Có vẻ như một tình trạng như vậy không thể kéo dài mãi, nhưng không hiểu cuối cùng nó có thể đi theo theo hướng nào – xích lại gần nhau hay chia rẽ.

Ở một mức độ nào đó, cả Matxcova lẫn Bắc Kinh đều đã tự biến mình thành con tin của những tuyên bố tuy rất “hay ho” nhưng lại không có gì để khẳng định, nhưng cũng không thể từ bỏ.

Năm tới (2021) là năm có thể xuất hiện những chỉ dấu nào đó cho thấy quan hệ hai nước phát triển theo hướng nào,- vì đã đến thời điểm phải gia hạn Hiệp ước láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác giữa Liên bang Nga và CHND Trung Hoa thời hạn 20 năm ký tại Mátxcơva ngày 16/7/2001.

Cũng có thể gia hạn với những điều khoản như cũ, nhưng cũng có thể thay đổi. Đặc biệt, có thể bỏ điều khoản về việc (hiệp ước) không nhằm chống lại các quốc gia thứ ba. Hoặc thậm chí có thể viết thêm một điều khoản về một liên minh quân sự.


Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)

Nguồn: datviet.trithuccuocsong.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.