Chuyên mục
Việt Nam đưa điện hạt nhân trở lại kế hoạch hơn 136 tỷ USD tăng nguồn điện

Việt Nam đưa điện hạt nhân trở lại kế hoạch hơn 136 tỷ USD tăng nguồn điện

Thứ hai 21/04/2025 04:01 GMT + 7

Theo Cổng thông tin Chính phủ, ngày 15/4/2025, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 768/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

 


Một trong những điểm nhấn quan trọng là việc tái khởi động chương trình điện hạt nhân – từng bị đình chỉ vào năm 2016 sau thảm họa Fukushima và do hạn chế ngân sách.


Sự trở lại của điện hạt nhân


Cùng với đó, Việt Nam đặt mục tiêu đầu tư tổng cộng khoảng 136,3 tỷ USD trong giai đoạn 2026–2030 để phát triển nguồn và lưới điện, tương đương hơn 1/4 GDP năm 2024. Trong đó, đầu tư cho nguồn điện chiếm khoảng 118,2 tỷ USD và lưới truyền tải khoảng 18,1 tỷ USD.


Theo Quy hoạch điều chỉnh, Việt Nam dự kiến đưa vào vận hành các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trong giai đoạn 2030–2035, với tổng công suất khoảng 6,4 GW. Tới năm 2050, hệ thống điện quốc gia cần bổ sung thêm khoảng 8 GW điện hạt nhân để làm nguồn điện nền, và công suất này có thể tăng tùy theo nhu cầu.


Cụ thể, các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 sẽ được xây dựng theo đúng định hướng đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 174/2024/QH15 và 189/2025/QH15. Công suất đặt dự kiến đạt từ 4.000 đến 6.400 MW trong giai đoạn 2030–2035.


Chính phủ Việt Nam cũng cho biết đang xem xét triển khai các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) – công nghệ được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đánh giá có chi phí xây dựng thấp và linh hoạt hơn. Các đối tác tiềm năng bao gồm Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp và Hoa Kỳ.


Đặc biệt, theo Reuters, Việt Nam hiện ưu tiên các nhà thầu từ Nga và Nhật Bản, nhưng vẫn để ngỏ khả năng hợp tác với các đối tác khác có công nghệ tiên tiến và giá cả cạnh tranh.

 

Giảm dần phụ thuộc vào than


Quy hoạch điều chỉnh đặt mục tiêu tổng công suất lắp đặt nguồn điện của Việt Nam đạt 183–236 GW vào năm 2030, gần gấp ba so với mức hơn 80 GW cuối năm 2023.


Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển nhanh và nhu cầu điện tăng cao, việc mở rộng quy mô điện lực là yếu tố then chốt để đảm bảo an ninh năng lượng và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài.


Cùng lúc, Việt Nam chủ trương giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than. Theo Quy hoạch, chỉ tiếp tục các dự án nhiệt điện than đã được phê duyệt và đang xây dựng đến năm 2030.


Các nhà máy vận hành trên 40 năm sẽ dừng hoạt động nếu không thể chuyển đổi sang sử dụng sinh khối hoặc amoniac. Một số nhà máy có thể chuyển đổi nhiên liệu khi chi phí phù hợp.


Đối với nhiệt điện khí, ưu tiên sử dụng khí tự nhiên trong nước. Khi sản lượng trong nước giảm, sẽ nhập khẩu khí thiên nhiên hoặc LNG. Chính phủ cũng lên kế hoạch chuyển đổi dần sang hydrogen khi công nghệ thương mại hóa và giá thành hợp lý.

 

Ưu tiên năng lượng sạch


Năng lượng tái tạo tiếp tục là trụ cột trong định hướng phát triển dài hạn. Đến năm 2030, công suất điện gió trên bờ và gần bờ dự kiến đạt 26.066 – 38.029 MW. Tiềm năng kỹ thuật của Việt Nam trong lĩnh vực này được ước tính vào khoảng 221.000 MW.


Điện gió ngoài khơi được xác định là hướng phát triển chiến lược, với tổng công suất phục vụ nhu cầu trong nước đạt 6.000 – 17.032 MW vào giai đoạn 2030–2035, và lên tới 113.503 – 139.097 MW vào năm 2050. Bên cạnh đó, khoảng 15.000 MW sẽ được phát triển để sản xuất năng lượng mới vào năm 2035, tăng lên 240.000 MW vào năm 2050.


Về điện mặt trời, Việt Nam có tiềm năng kỹ thuật lên tới 963.000 MW, bao gồm điện mặt trời mặt đất, mặt nước và mái nhà. Đến năm 2030, tổng công suất điện mặt trời dự kiến đạt 46.459 – 73.416 MW, và đến năm 2050 là 293.088 – 295.646 MW.


Ngoài ra, Chính phủ khuyến khích phát triển điện sinh khối, điện từ rác thải và năng lượng mới khác như địa nhiệt. Năm 2030, công suất điện sinh khối dự kiến đạt 1.523 – 2.699 MW; điện từ rác thải đạt 1.441 – 2.137 MW. Đến năm 2050, các con số này lần lượt là 4.829 – 6.960 MW và 1.784 – 2.137 MW.


Các nguồn điện linh hoạt (như thủy điện tích năng, pin lưu trữ, tua-bin khí đốt chu trình hỗn hợp...) cũng sẽ được phát triển nhằm điều hòa phụ tải và tăng khả năng hấp thụ điện tái tạo. Đến năm 2030, tổng công suất các nguồn linh hoạt dự kiến đạt 2.000 – 3.000 MW và đến năm 2050 lên tới 21.333 – 38.641 MW.

 

Giai đoạn tiếp theo cần vốn đầu tư khổng lồ


Theo định hướng từ 2031–2035, nhu cầu đầu tư phát triển nguồn và lưới điện sẽ cần thêm khoảng 130 tỷ USD (trong đó nguồn điện chiếm khoảng 114,1 tỷ USD). Giai đoạn 2036–2050, con số này tăng vọt lên 569,1 tỷ USD, phần lớn dành cho phát triển nguồn điện.


Tổng thể, Quy hoạch điện VIII điều chỉnh khẳng định tầm nhìn phát triển hệ thống điện bền vững, hiện đại, giảm phát thải và phù hợp với xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu.
Việc đưa điện hạt nhân trở lại cho thấy Việt Nam đang từng bước đa dạng hóa nguồn cung, không chỉ nhằm đảm bảo an ninh năng lượng mà còn hướng tới mục tiêu phát triển xanh và giảm phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ.


Nguồn: kevesko.vn
0 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.