Chuyên mục
Tướng đặc công VN kể những chuyện ít biết về giải phóng Trường Sa
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Tướng đặc công VN kể những chuyện ít biết về giải phóng Trường Sa

Thứ ba 29/04/2014 13:51 GMT + 7
Theo lời tướng Mai Năng, sau khi trinh sát đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, ông đã báo cáo là nếu ta đánh sở chỉ huy của địch thì có thể chiếm được đảo ngay...

 
Chiến sĩ đoàn đặc công 126 giải phóng đảo Song Tử Tây - Ảnh tư liệu Bảo tàng Lịch sử quân sự

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Hải quân nhân dân Việt Nam phối hợp cùng một bộ phận Quân khu V tiến hành giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đảo Song Tử Tây là đảo đầu tiên thuộc quần đảo Trường Sa được giải phóng. Tiếp theo đó một loạt đảo như Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca… thuộc quần đảo này đã được giải phóng.

Nhớ về trận đánh hào hùng năm xưa, Thiếu tướng Mai Năng, anh hùng lực lượng vũ trang, nguyên Tư lệnh binh chủng Đặc công huyền thoại, người trực tiếp chỉ huy trận đánh sân bay Cát Bi, chỉ huy bộ đội đặc công tham gia giải phóng Trường Sa năm 1975 kể: "Lúc đó Bộ Chỉ huy của ta đưa ra ba phương án: Phương án 1 là đánh các đảo do quân đội Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ; phương án hai là đánh các đảo do các lực lượng khác chiếm giữ trong đó có đảo Ba Bình (do Đài Loan chiếm giữ); phương án ba là đánh các đảo do Philippines chiếm giữ.

Sau khi đánh xong các đảo do quân đội Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ, phía chỉ huy của ta đình lại phương án hai và phương án ba, không đánh Ba Bình cũng như các đảo do Philippines chiếm giữ nữa”.

Nói về đảo Ba Bình, Thiếu tướng Mai Năng nhớ lại: “Đây đảo lớn, tôi đã cùng tổ của mình bí mật bơi vào trinh sát. Trên đảo đó có cả sân bay. Tôi đã báo cáo lại là nếu ta đánh sở chỉ huy của địch thì có thể chiếm được đảo ngay nhưng quan trọng sau đó là phòng thủ như thế nào”.

 
Thiếu tướng Mai Năng, anh hùng lực lượng vũ trang, nguyên Tư lệnh binh chủng Đặc công

Tướng Năng chia sẻ thêm: “Thời điểm năm 1975, tôi nhận nhiệm vụ vào Đà Nẵng chỉ huy đơn vị hợp thành giữa Trung đoàn đặc công hải quân và đặc công quân khu V. Đánh Trường Sa, kế hoạch này không phải chúng tôi được biết từ trước. Vào tháng 3 chúng tôi mới nhận nhiệm vụ với danh nghĩa là tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh chứ không phải danh nghĩa là đánh Trường Sa. Theo chỉ thị là phải nhanh chóng đánh chiếm các đảo do quân đội Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ thuộc quần đảo Trường Sa, không để cho kẻ nào chiếm các đảo đó. Đi suốt từ Đà Nẵng ra Song Tử Tây là 480 hải lý, mỗi hải lý là 1.850m”.

Tướng Mai Năng nhận định: "Tại thời điểm đó, có ba cái khó với lực lượng đặc công: Thứ nhất, đặc công mà chưa thấy, chưa đến, chưa sờ thì xem như chưa có chuẩn bị chu đáo. Thứ hai, đặc công chưa biết địch biết ta ra sao. Thứ ba, đặc công chưa qua thực tế tác chiến các căn cứ, cứ điểm vì đặc công nước chuyên đánh tầu, đánh theo phương án này là mới nên đó là cái khó. Nói một cách khái quát là bí mật, bất ngờ chưa có. Nếu đánh đặc công là: bí mật, bất ngờ, luồn sâu, ép sát, đánh hiểm, đánh lớn. Thế thì ở đây hoàn toàn chưa có yếu tố nào. Nhưng quyết tâm là phải đánh."

Ngày 14/4/1975 quân ta đánh Song Tử Tây. Lênh đênh trên sóng 3 ngày thì tàu của ta áp sát đảo. Sau 30 phút từ hiệu lệnh của khẩu súng DKZ phát ra, đảo Song Tử Tây được giải phóng.

Tướng Mai Năng khẳng định: "Song Tử Tây là đảo kiên cố nhất của quân VNCH ngày ấy, nhưng chúng ta cũng giải phóng nhanh chóng. Rút kinh nghiệm triển khai đánh vào các đảo khác như Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn… quân địch hốt hoảng nên ra lệnh rút. Khi đó ta phải nhanh chóng ra lệnh đánh chiếm các đảo còn lại để tình hình không phức tạp thêm”.

Cũng theo lời Tướng Mai Năng, khi tiến quân giải phóng Trường Sa, chúng ta chỉ có vũ khí thô sơ: Súng chỉ có tiểu liên, súng hỏa lực dùng chủ yếu B41 vì tiện nhất, bắn chính xác nhất; cũng có trang bị cối, DKZ nhưng đó chỉ là dùng cho phòng thủ chứ không phải dùng cho tấn công.

Trang phục chủ yếu quần áo lót để tiện cho bơi. Phao bảo hiểm luôn ở trong người nhưng khi nào cần mới bật lên.

Hải quân đưa vào chiến trường miền Nam trên 5.000 quân được huấn luyện ngoài Bắc chi viện chiến trường sông biển miền Nam. Đây cũng là thành công của Bộ tư lệnh đặc công đã suy nghĩ, nghiên cứu và xây dựng lực lượng đặc công của Hải quân.

Nguồn: soha.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.