Chuyên mục
Trung Quốc và Nga có thể phát hiện máy bay tàng hình F-35 của Mỹ?

Trung Quốc và Nga có thể phát hiện máy bay tàng hình F-35 của Mỹ?

Thứ hai 26/05/2025 19:34 GMT + 7

Sự thống trị trên không của Mỹ trong nhiều thập kỷ qua phần lớn dựa trên khả năng tấn công bất kỳ mục tiêu nào, vào bất kỳ thời điểm nào, từ bất kỳ vị trí nào mà không bị phát hiện.


Theo tạp chí National Interest, yếu tố cốt lõi cho năng lực này là công nghệ tàng hình, khả năng che giấu sự hiện diện khỏi các hệ thống radar đối phương. Tuy nhiên, thực tế chiến trường và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ phòng không hiện đại đang khiến yếu tố "tàng hình" dần trở nên kém hiệu quả, thậm chí có nguy cơ bị vô hiệu hóa.

 

Máy bay F-35 của Mỹ - Ảnh: Reuters.


Cột mốc đánh dấu sự thay đổi


Một trong những sự kiện đầu tiên cho thấy giới hạn của công nghệ tàng hình xảy ra vào năm 1999, trong cuộc không kích của NATO nhằm vào Serbia. Đêm ngày 27.3, một chiếc máy bay ném bom tàng hình F-117 Nighthawk khi đó được coi là đỉnh cao của công nghệ quân sự Mỹ, đã bị bắn rơi bởi lực lượng phòng không Serbia. Vụ việc đã khiến giới quân sự Mỹ bất ngờ.

Nguyên nhân nằm ở việc chiếc F-117 khi đó hoạt động mà không có sự hộ tống của các máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler, vốn có nhiệm vụ chế áp hệ thống radar đối phương. Điều này tạo điều kiện cho lực lượng Serbia sử dụng radar cảnh báo sớm P-18 VHF, một hệ thống thời Liên Xô, để phát hiện máy bay Mỹ.

Người Serbia khi ấy đã tinh chỉnh radar P-18 hoạt động ở tần số thấp nhất và băng thông rộng nhất, giúp họ xác định được vị trí của chiếc F-117 trong phạm vi 24km, một khoảng cách nhỏ theo tiêu chuẩn radar, nhưng đủ để khai hỏa. Sau đó, radar điều khiển hỏa lực SNR-125 của hệ thống tên lửa đất đối không SA-3 được kích hoạt. Lúc phi công Mỹ mở cửa khoang bom, máy bay để lộ phần phản xạ radar, và hai quả tên lửa đã được phóng đi, tiêu diệt mục tiêu được cho là "không thể phát hiện".

Sự kiện này, mặc dù bị đánh giá là "may mắn" cho phía Serbia, thực chất là sự kết hợp giữa chiến thuật thông minh, hiểu biết sâu về công nghệ và khai thác điểm yếu trong quy trình hoạt động của đối phương. Nó đặt ra dấu hỏi lớn về khả năng miễn nhiễm của công nghệ tàng hình, câu hỏi mà Trung Quốc và Nga sau này theo đuổi một cách bài bản hơn.

Những bài học được đối thủ của Mỹ ghi nhớ

Ba thập kỷ sau vụ việc ở Serbia, cả Trung Quốc và Nga đều đã phát triển những hệ thống phòng không hiện đại hơn gấp nhiều lần. Cả hai quốc gia này đều xem radar VHF như một công cụ chủ chốt để phát hiện máy bay tàng hình như F-35 Lightning II hoặc B-2 Spirit.

Radar VHF hoạt động ở tần số từ 30 - 300 MHz với bước sóng từ 0,91 - 9,75m. Đặc điểm này khiến kích thước của các máy bay chiến đấu hiện đại tương đồng với bước sóng radar, tạo ra hiện tượng cộng hưởng, khiến chúng bị phát hiện dễ dàng hơn.

Nga đã phát triển các hệ thống radar cảnh báo sớm đa băng tần như Nebo-M, có khả năng theo dõi mục tiêu trên nhiều tần số khác nhau (VHF, UHF và L-band), tăng cường khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình từ nhiều hướng. Hệ thống radar Rezonans-NE cũng được tuyên bố là có thể theo dõi máy bay tàng hình ở khoảng cách lớn.

Trong khi đó, Trung Quốc đã đi xa hơn một bước. Họ phát triển hệ thống JY-27A, một radar VHF sử dụng công nghệ mảng pha điện tử chủ động (AESA), cho phép phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa hơn nhiều so với công nghệ VHF thông thường. Không dừng lại ở đó, radar JY-27A có thiết kế mô-đun, linh hoạt triển khai tại các địa hình chật hẹp như Eo biển Đài Loan.

Ngoài ra, Trung Quốc được cho là đã triển khai các hệ thống radar tiên tiến như SIAR (Radar xung lực và khẩu độ tổng hợp) trên biển. Những hệ thống này hoạt động trên băng tần VHF và có khả năng theo dõi máy bay tàng hình Mỹ ở độ cao trung bình.

Điểm then chốt trong chiến lược phòng không hiện đại của Nga và Trung Quốc là hợp nhất dữ liệu cảm biến đa tầng, từ radar mặt đất, radar trên không đến cảm biến quỹ đạo (vệ tinh). Các hệ thống này chia sẻ dữ liệu trong thời gian thực để hình thành một bức tranh toàn diện về không gian chiến đấu, giúp phát hiện máy bay tàng hình ở nhiều góc độ khác nhau.

Chính sự kết hợp các lớp cảm biến này mới là điều khiến máy bay tàng hình Mỹ dễ bị phát hiện chứ không đơn thuần là một loại radar duy nhất. Việc "che mắt" một radar có thể thực hiện, nhưng đánh lừa toàn bộ mạng lưới cảm biến là điều gần như bất khả thi trong môi trường chiến đấu hiện đại.

Một minh chứng gần đây cho thấy sự thay đổi cán cân công nghệ là sự kiện chưa được tiết lộ chi tiết diễn ra trong chiến dịch Rough Rider ở Yemen. Tại đây, phiến quân Houthi, được cho là nhận hỗ trợ công nghệ từ Iran và Nga, đã suýt bắn hạ một chiếc F-35 của hải quân Mỹ. Dù chưa có thông tin chính thức, nhiều chuyên gia cho rằng họ đã áp dụng nguyên lý phát hiện từng được Serbia sử dụng năm 1999.

Vụ việc không chỉ là lời cảnh tỉnh với Washington, mà còn là minh chứng cho thấy công nghệ tàng hình không còn là "lá chắn tuyệt đối" như từng được quảng bá.

Giới phân tích quân sự Mỹ có thể lập luận rằng mối đe dọa từ công nghệ radar VHF hoặc mạng lưới cảm biến của đối thủ bị thổi phồng. Nhưng các sự kiện từ Serbia đến Yemen đang vẽ nên một bức tranh rõ ràng: kỷ nguyên thống trị tàng hình của Mỹ đang dần khép lại.

Vấn đề không nằm ở việc Mỹ không còn công nghệ vượt trội, mà là các đối thủ như Nga, Trung Quốc tiến bộ từng ngày. Hai quốc gia này đang theo đuổi cách tiếp cận “rẻ hơn, thông minh hơn”, sử dụng sáng tạo trong chiến thuật, khai thác lỗ hổng và đầu tư tập trung vào các hệ thống phát hiện thay vì chạy đua phát triển máy bay tàng hình tương đương.

Đề xuất ngân sách quốc phòng của Mỹ hiện ở mức gần 1.000 tỉ USD mỗi năm, nhưng nếu không nhận thức rõ ràng về sự thay đổi này, con số ấy có thể không mang lại ưu thế nào đáng kể trong thực tế chiến đấu.

Khả năng tàng hình vẫn là một phần quan trọng trong hệ thống tác chiến không quân hiện đại. Tuy nhiên, chỉ dựa vào yếu tố đó là không đủ. Một hệ thống phòng thủ hiệu quả phải dựa vào sự kết hợp của tàng hình, tác chiến điện tử, cảm biến chủ động và chiến thuật thay đổi liên tục.

 

Máy bay F-35 của Mỹ là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5, do hãng Lockheed Martin phát triển. Nó được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ: không chiến, tấn công mặt đất, trinh sát và tác chiến điện tử. Điểm nổi bật nhất của F-35 là khả năng tàng hình, giúp nó khó bị radar phát hiện.

Công nghệ tàng hình của F-35 dựa trên thiết kế hình dáng khí động học giảm phản xạ radar (góc cạnh đặc biệt), lớp sơn hấp thụ sóng radar và việc che giấu vũ khí bên trong thân máy bay thay vì gắn bên ngoài. Ngoài ra, động cơ cũng được che chắn để giảm tín hiệu nhiệt, khiến việc phát hiện bằng tia hồng ngoại khó hơn.

F-35 còn tích hợp hệ thống cảm biến hiện đại, cho phép phi công nắm rõ tình hình chiến trường mà không cần phát sóng radar nhiều, tránh bị lộ vị trí. Tất cả giúp F-35 có thể tấn công trước khi đối phương kịp phát hiện ra nó, mang lại lợi thế chiến thuật lớn.

 

Hoàng Vũ

Nguồn: 1thegioi.vn
0 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.