Chuyên mục
Trong khi hàng nghìn người Việt ồ ạt về nước tránh dịch, một cô gái vẫn kiên định ở lại Pháp tự phòng chống COVID-19

Trong khi hàng nghìn người Việt ồ ạt về nước tránh dịch, một cô gái vẫn kiên định ở lại Pháp tự phòng chống COVID-19

Thứ tư 25/03/2020 08:40 GMT + 7

'Mình đã đủ niềm tin để chọn đi du học tại một đất nước thì mình cũng đủ niềm tin để ở lại đất nước đó', Minh An khẳng định.

Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang có nhiều diễn biến nguy hiểm, phức tạp khi số ca nhiễm mới đang liên tục tăng lên. 

Nếu như trước đây, châu Á là nơi có nhiều người nhiễm SARS-CoV-2 thì tại thời điểm này, nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ... cũng đã trở thành vùng dịch với hàng nghìn ca nhiễm COVID-19.

Đứng trước tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh, chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ người dân khám, chữa COVID-19 miễn phí. Du học sinh, công dân Việt từ vùng dịch trở về hoặc khách du lịch từ vùng dịch đến Việt Nam đều được cách ly tập trung tại những địa điểm có cơ sở vật chất tốt.

Với chủ trương không bỏ lại một ai trong cuộc chiến chống dịch, rất nhiều công dân Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước ngoài đã tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, lựa chọn trở về quê hương tránh dịch.

Tuy nhiên, trong số 'những người con xa xứ' đó vẫn có những người lựa chọn ở lại nơi đất khách quê người đối mặt với đại dịch. Cô gái có tên Minh An (SN 2000, du học sinh Pháp) là một ví dụ.

 

Minh An - Du học sinh người Việt tại Pháp

 

 

Về Việt Nam không phải con đường duy nhất

Nói về việc nhiều Việt kiều, du học sinh tìm mọi cách về nước để được đảm bảo an toàn, được chữa bệnh miễn phí nếu không may mắc COVID-19, Minh An lại tỏ ra không đồng tình với lối suy nghĩ này. Cô quyết định ở lại Pháp vì theo quan điểm cá nhân, khi mọi người từ vùng dịch đổ dồn về nước có thể tạo ra sự lây lan dịch bệnh không đáng có. Như vậy vừa tạo gánh nặng cho Nhà nước lại vừa khiến bản thân mình có nguy cơ cao bị lây nhiễm chéo.

Trong khi thực tế, việc ở yên trong nhà tránh dịch có nhiều khả năng đem lại hiệu quả hơn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mà việc bản thân ở trong nhà chính là phòng bệnh.

 


Cô nàng vẫn đi chạy bộ buổi sáng ở ven biển


 

Thứ nhất, mình không đồng tình với những ai cho rằng về Việt Nam là con đường duy nhất. Mình tin (và điều này đang được chứng minh qua cuộc sống hàng ngày) là mỗi nước một thể chế khác nhau, một chính sách khác nhau, nhưng nơi nào cũng đang đảm bảo ổn định cho cuộc sống người dân.

Thứ hai, là vì mình yêu Việt Nam nên mình nghĩ ở những nước đã có lệnh giới nghiêm thì mọi người chỉ cần tuân thủ ở yên trong nhà. Tránh việc ồ ạt kéo về nước bởi điều đó ít nhiều cũng tạo áp lực cho nước ta.

Thứ ba, mình tin mình khó mà mắc COVID-19 vì mình là người trẻ tuổi. Mình cũng giữ sức khoẻ bằng cách tự nấu nướng đảm bảo và uống vitamin. Thêm nữa Pháp đang kiểm soát được dịch bệnh, và tất cả đều đang ở trong nhà, gần như không có sự tiếp xúc xã hội nào nữa nên virus khó lây lan.

Trong trường hợp xấu là mình nhiễm virus SARS-CoV-2, mình tin mình sẽ được chữa trị như công dân Pháp. Vì du học sinh Pháp cũng được thẻ bảo hiểm y tế y hệt như người quốc tịch Pháp',
Minh An lập luận.

 


'Về Việt Nam không phải con đường duy nhất...'


Dù đi hay ở, cũng đừng nói lời cay đắng với 2 đất nước!

Theo cô gái SN 2000, bản thân từng chứng kiến nhiều người ngày đi thì hết lời ca ngợi cuộc sống ở đất nước mới, lên tiếng chê Việt Nam không phát triển bằng, nhưng ngày có dịch bệnh họ lại tìm mọi cách trở về quê hương.

Đáng nói, khi về tới quê nhà, bản thân họ lại buông không ít lời phàn nàn, từ chuyện hải quan, nhân viên y tế làm thủ tục chậm cho tới khu cách ly không 'đủ sang', ăn uống không ngon...

Minh An khẳng định: 'Quan điểm của mình: 'Mình đã đủ niềm tin để chọn đi du học tại một đất nước thì mình cũng đủ niềm tin để ở lại đất nước đó'. Về những ý kiến cho rằng ở lại nước ngoài 'họ sẽ để mặc mình chết', rằng hệ thống 'tư bản chỉ quan tâm tới kinh tế, không quan tâm tới con người'. Nếu các bạn đã nghĩ như vậy, thì vì sao còn chọn đi du học?

Chẳng cần tới dịch bệnh, lỡ một ngày các bạn ốm đau hay gặp tai nạn, không lẽ họ cũng sẽ để mặc các bạn chết, không thăm khám chữa trị cho các bạn?

Đúng là những ngày đầu châu Âu ra thông báo chậm, vì họ biết sức mình đến đâu. Họ cũng cần thời gian để cân bằng mọi yếu tố kinh tế, xã hội khác. Việc châu Âu hành động chậm hơn không đồng nghĩa với việc họ sẽ để các bạn chết!

Xin đừng 'được voi đòi tiên', cuộc sống núi này trông núi nọ thì sẽ chẳng bao giờ thấy đủ và hạnh phúc. Du học sinh, người Việt sống tại nước ngoài về Việt Nam ồ ạt, cùng lúc số ca nhiễm virus tại Việt Nam cũng tăng lên mỗi ngày. Việt Nam căng mình chống dịch, xoay sở về cả y tế lẫn kinh tế. Dù đi hay ở, cũng đừng nói lời cay đắng với 2 đất nước!'.

 

 

Hiện tại, nữ du học sinh 10X đang thực hiện nghiêm túc việc ở nhà tránh dịch. Cô giải trí bằng việc nấu nướng, xem phim, chụp ảnh.

Khi có việc cần đi ra đường như đi làm, đi siêu thị, đi mua thuốc, khám bệnh, tập thể thao hoặc dắt chó đi dạo, Minh An và người dân Pháp sẽ viết giấy xin phép. Tờ giấy này được để trong người và sẽ đưa cho cảnh sát nếu được hỏi.

 


Cuộc sống hàng ngày của nữ sinh 10X tại Pháp trong 'thời COVID-19'  - chăm cây, nấu ăn, xem phim là những việc Minh An làm trong thời gian rảnh rỗi


Giấy xin phép ra ngoài của công dân Pháp


'Thấy mọi người hay bảo 'châu Âu toang rồi', nhưng thực tế người dân Pháp lại coi đây là kì nghỉ có lương mà họ tự dưng được hưởng. Việt Nam đang làm tốt, các nước khác cũng vậy. Chúng mình cùng có thể làm tốt và tất cả các nước vượt qua dịch bệnh cùng nhau', cô gái SN 2000 tâm sự.


Khánh Linh

Nguồn: baodatviet.vn
27 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.