Chuyên mục
Tiết lộ chấn động: Hàng chục nghìn lính Mỹ bị làm vật thí nghiệm
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Tiết lộ chấn động: Hàng chục nghìn lính Mỹ bị làm vật thí nghiệm

Thứ hai 31/03/2014 07:02 GMT + 7
Những trang tư liệu mật tiết lộ những thí nghiệm vô nhân tính được quân đội và tình báo Mỹ tiến hành trực tiếp trên cơ thể binh sĩ của họ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

 

Ngày 7/2, Báo Tin tức Pháp đình, cơ quan ngôn luận của Tòa án Tối cao Mỹ đã công bố những trang tư liệu mật tiết lộ những thí nghiệm vô nhân tính được quân đội và tình báo nước này tiến hành trực tiếp trên cơ thể binh sĩ của họ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Thông tin này đã khiến nhân dân Mỹ choáng váng và vô cùng phẫn nộ.

Hàng chục nghìn binh sĩ trở thành "vật thí nghiệm Chiến tranh lạnh"

Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Claudia Wilken đã ra phán quyết yêu cầu lãnh đạo quân đội Mỹ phải nhanh chóng báo cáo thông tin về những cựu binh đã và đang chịu bất kỳ ảnh hưởng gây nguy hiểm đến sức khỏe xuất phát từ những thí nghiệm về các loại thuốc và sức khỏe (sức bền, độ dẻo dai, khả năng chịu đựng khi bị thương hoặc bị đối phương bắt và tra tấn) được tiến hành trực tiếp trên cơ thể của họ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Theo thông tin từ trang điện tử của báo Tin tức Pháp đình thì phán quyết của tòa án Mỹ nhằm mục đích ủng hộ 78.000 binh sĩ đã phải tham gia vào các cuộc thí nghiệm. Không nêu rõ thời gian cụ thể, nhưng tờ báo cho biết: sau khi các nhà khoa học Đức Quốc xã (một số đào tẩu, số khác ủng hộ phe Đồng minh) giúp tuyển lựa "vật thí nghiệm" thông qua chương trình có tên gọi "Dự án Dao xén giấy" quân đội và tình báo Mỹ (CIA) đã tiêm 250- 400 loại thuốc cho binh sĩ để tăng "sức mạnh" chiến đấu của quân Mỹ.

Trong nhiều loại thuốc đã tiêm vào cơ thể binh sĩ Mỹ có cả Sarin, amphetamine, LSD, khí mù tạt, THC, hợp chất gây mất hoàn toàn sức lực, phosgene, và một loại hoạt chất đã được sử dụng trong Thế chiến I. Bằng cách tiêm những loại thuốc này cho binh sĩ, quân đội Mỹ hy vọng sẽ khám phá ra phương pháp mới để kiểm soát hành vi, phát hiện điểm mạnh, điểm yếu, thôi miên con người và tăng khả năng cầm cự của một cá nhân khi bị tra tấn.

Những thí nghiệm vô nhân tính này được tiến hành trong những năm 1950 - thế kỷ 20 và tiếp tục trong những năm sau đó, cho đến khi Tổng thống Richard Nixon ra lệnh ngừng nghiên cứu vào năm 1969. Mặc dù binh lính Mỹ đã ký vào giấy chấp thuận đồng ý cho quân đội và tình báo thực hiện thí nghiệm, nhưng họ tuyên bố tại tòa rằng về cơ bản, họ không còn sự lựa chọn nào khác trong quá trình huấn luyện theo lệnh của các chỉ huy.

Các cựu chiến binh cũng lập luận rằng, những hình thức thí nghiệm này hoàn toàn vi phạm pháp luật quốc tế và lợi dụng Nguyên tắc Wilson (bộ quy tắc y đức của Mỹ) để lừa họ "tự nguyện" được tiêm các chất độc vào người.

Sau khi Thẩm phán Tòa án Tối cao Claudia Wilken ra phán quyết cho quân đội Mỹ phải thông báo cho các cựu chiến binh về các vấn đề sức khỏe liên quan đến các cuộc thí nghiệm "Tháng Mười một" quân đội Mỹ đã đề nghị kéo dài thời gian đối với quá trình này, vì họ cho rằng thông báo này sẽ phải tốn chi phí gần 9 triệu USD. Yêu cầu này đã bị từ chối. Sau khi thẩm phán Claudia Wilken tuyên bố chi phí phát sinh liên quan cao hơn 9 triệu USD, quân đội Mỹ đã xanh tái mặt.

"Bất kỳ chi phi phát sinh do bị cáo tiến hành nghiên cứu và cung cấp thông tin cho những đối tượng bị ảnh hưởng thí nghiệm gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí nếu bị cáo không nhận được lệnh để những chi phí này xảy ra thì vẫn phải tính cả. Tuy nhiên, phải mất nhiều thời gian cho các đối tượng bị ảnh hưởng thí nghiệm gây nguy hiểm đến sức khỏe có thể dẫn đến những hậu quả về sức khỏe không thể đảo ngược", thẩm phán Claudi Wilken cho biết thêm.

"Toàn bộ hành vi này đều bốc mùi ghê tởm, và nếu nhân dân Mỹ biết được thì họ sẽ không bao giờ chấp nhận nó. Loại hành vi này đối với các cựu chiến binh của chúng ta sẽ không được phép xảy ra nữa", luật sư Gordon Erspamer trả lời phỏng vấn báo chí Mỹ.

 
Huy hiệu Bộ Cựu chiến binh Mỹ.

Mong manh hy vọng chiến thắng pháp lý của cựu chiến binh Mỹ

Những ảnh hưởng kéo dài của các thí nghiệm đã trở thành lý do cho cuộc tranh chấp giữa cựu chiến binh và Bộ Cựu chiến binh Mỹ. Nhiều cựu chiến binh tin rằng họ mắc nhiều bệnh là do bị tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại thuốc mà họ phải "tuân lệnh" chính phủ hàng chục năm trước. Tuy nhiên, Bộ Cựu chiến binh Mỹ đã từ chối trang trải chi phí y tế cho đại đa số những người nộp đơn xin bảo hiểm.

Trả lời phỏng vấn Hãng tin CNN, cựu binh Tim Josephs cho biết, nếu ngày đó ông không đồng ý với các điều khoản được nêu trong giấy "tự nguyện" thí nghiệm, ông sẽ phải ngồi tù.

"Có lần người ta chích thuốc, lần khác thì người ta cho uống thuốc. Nhiều loại thuốc chỉ có 1 hoặc 2 dược chất", ông Josephs giọng cay đắng kể lại.

Cũng như các đồng đội, khi đó Josepths luôn nhận được lời trấn an trước khi được dùng thuốc: "Không có gì có thể gây hại cho anh". Mới đây, Josephs được chẩn đoán bị mắc bệnh Parkinson và buộc lòng phải nghỉ hưu sớm. Bộ Cựu chiến binh Mỹ đã cung cấp cho ông 40% tiền hỗ trợ khuyết tật. Nhưng những người khác đã không có được may mắn như vậy: khoảng 84/86.000 cựu binh Mỹ tuyên bố sức khỏe của họ suy kiệt vì bị ảnh hưởng trực tiếp của các thí nghiệm vũ khí hóa học và sinh học.

Nguồn: soha.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.