Chuyên mục
Tiêm kích MIG-21
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Tiêm kích MIG-21 "vít cổ" siêu pháo đài bay B-52

Thứ bảy 21/10/2017 03:10 GMT + 7
Trong cả năm 1972, giữa Không quân Mỹ và Không quân Việt Nam xảy ra 201 trận không chiến. Phía Việt Nam mất 54 máy bay, phía Mỹ thiệt hại 90 máy bay. Riêng MiG-21 diệt được 67 máy bay đối phương

Những cựu phi công Việt-Mỹ từng đối đầu sinh tử trên bầu trời miền Bắc Việt Nam suốt những năm tháng chiến tranh vừa có dịp gặp mặt tại San Diego, Mỹ từ 21-24/9/2017. Những đối thủ một mất một còn ngày nào, giờ nắm tay nhau ôn lại chuyện xưa. Dù mái đầu đã bạc, dáng đi đã còng, các cựu phi công lừng danh của Việt Nam vẫn thư thả bên những đồng nghiệp Mỹ nay đã lên chức ông. Họ đang góp phần vào công cuộc gác lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn cho 2 nước, 2 dân tộc. Nhân dịp này, Tạp chí Khám phá trân trọng giới thiệu loạt bài Những bí ẩn của chiến tranh không quân Việt Nam. Đây là tư liệu của nhà nghiên cứu độc lập người Nga, ông A.I.Trernhusev.

Cuộc hội ngộ tại San Diego giữa những cựu phi công từng là kẻ thù trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Vũ Văn Anh

Ngày 22 tháng 12 năm 1972, đánh chặn cuộc tấn công của máy bay Mỹ, phi đội 2 chiến MiG-21 cất cánh, trong trận không chiến, một MiG bị bắn hạ. Ngày 23 tháng 12, phi đội 4 chiếc MiG-21 cất cánh và bắn hạ 1 F-4. Ngày 27 phi đội MiG-21 lại cất cánh và không chiến với phi đoàn F-4, 2 F-4 bị bắn rơi.

Ngày 27 tháng 12, 2 máy bay MiG-21 trực chiến trên sân bay Nội Bài, theo thông báo của radar mặt đất phát hiện một phi đoàn F-4. MiG-21 bay ở độ cao thấp 300 m so với mặt đất, bí mật tiếp cận mục tiêu, tăng tốc và lấy độ cao.

B-52 - Pháo đài bay được mệnh danh là "bất khả xâm phạm" của Không quân Mỹ.

Mục tiêu được phát hiện bằng mắt thường ở khoảng cách 8 km, sau khi xin lệnh tấn công, MiG-21 bất ngờ tiếp cận mục tiêu. F-4 không kịp triển khai đội hình phòng thủ, MiG-21 đã áp sát và phóng tên lửa diệt 1 F-4. Chỉ huy đội bay khi quay về phát hiện thêm 2 F-4 đáng bám phi công số 2. Bằng kỹ thuật cơ động điêu luyện, số 1 đã phá đội hình đối phương, cắt số 2 khỏi tốp F-4.

Vòng xoáy hỗn chiến xảy ra giữa từng đôi MiG và Phantom II, kết quả số 1 thoát khỏi truy đuổi của F-4 hạ cánh an toàn, số 2 khi thực hiện xoáy trôn ốc lên cao đã bắn hạ thêm một F-4, nhưng máy bay cũng bị thương nặng do tên lửa Sidewinder nổ gần với ống xả phản lực. Phi công Việt Nam nhảy dù an toàn.

Trong đợt không kích của B-52, do sợ MiG-21 tấn công, F-4 đã đóng vai trò mục tiêu giả và phục kích, phi đội F-4 bay với tốc độ hành trình và đội hình đi sát với nhau. Trên màn hình radar mục tiêu tương tự như mục tiêu B-52, khi MiG tấn công, F-4 sẽ bay tản ra, cơ động tấn công MiG.

Trong các tài liệu của Không quân Việt Nam, không có nguồn tài liệu nào ghi lại một trận đánh như vậy. Nhưng 2 máy bay B-52 đã bị MiG-21 bắn hạ, một chiếc bị phi công anh hùng Phạm Tuân bắn hạ ở tầm bắn 2000 m. Một chiếc bị phi công anh hùng Vũ Quang Thiều bắn trong tầm bắn gần, máy bay lao vào điểm nổ, anh hùng phi công Vũ Quang Thiều hy sinh.

Bầu trời Việt Nam là nơi duy nhất pháo đài bay "bất khả xâm phạm" của Mỹ bị bắn rơi. Khắc tinh của B-52 tiêm kích phản lực MiG-21.

Trong cả năm 1972, giữa Không quân Mỹ và Không quân Việt Nam xảy ra 201 trận không chiến. Phía Việt Nam mất 54 máy bay, trong đó có 36 máy bay MiG-21 và 1 máy bay huấn luyện MiG-21 US. Phía Mỹ thiệt hại 90 máy bay trong đó có 74 máy bay F-4 và 2 máy bay trinh sát RF-4C. Riêng MiG-21 diệt 67 máy bay đối phương.

Chiến thắng kỳ lạ cuối cùng của người Mỹ trong cuộc chiến tranh Không quân ở Việt Nam là máy bay F-4J Phantom II cất cánh từ tầu sân bay MidWay, chỉ huy trung úy Victor Covalevski bằng một tên lửa Sidewinder bắn hạ một máy bay MiG-17, nhưng cũng sau hai ngày, chính chiếc F-4J này cũng bị bắn hạ trên bầu trời Việt Nam, nó cố lết ra biển và rơi, 2 phi công được cứu thoát.

Các phi công anh hùng của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Như vậy, tỷ lệ 2/1 gần như được giữ suốt cuộc chiến tranh trên không giữa Không quân Mỹ và Không quân Việt Nam.

Từ góc độ kỹ chiến thuật, có thể nhận thấy rằng: Mặc dù liên tục thay đổi chiến thuật và phương thức tác chiến, vũ khí trang bị, với những phi công dày dạn kinh nghiệm và có số lượng giờ bay hơn rất nhiều lần, nhưng Không quân Mỹ cũng không thể tiêu diệt được lực lượng Không quân Việt Nam. Không những thế còn bị tổn thất nặng nề với gần 4000 máy bay bị tổn thất tại chiến trường miền Bắc. Có thể nói, người Mỹ đã thua trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.
Nguồn: khampha.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.