Chuyên mục
Thiếu nguồn cung từ Nga, châu Âu ''oằn mình'' vì giá năng lượng tăng

Thiếu nguồn cung từ Nga, châu Âu ''oằn mình'' vì giá năng lượng tăng

Chủ nhật 28/08/2022 10:43 GMT + 7

Thiếu nguồn cung từ Nga, hóa đơn năng lượng tăng “phi mã”, một mùa đông lạnh đang “chực chờ” phía trước đã khiến chính phủ và người dân châu Âu đau đầu nghĩ cách ứng phó.

Mùa hè nóng bức, người dân châu Âu vẫn phải “thắt lưng buộc bụng” trong việc sử dụng năng lượng. Họ giảm bật điều hòa, đi xe đạp nhiều hơn, tắm trong thời gian ngắn hơn…, song họ vẫn chưa thể thoát khỏi nỗi lo về một mùa đông lạnh với những hóa đơn năng lượng giá cao.

 

Các nước EU sẽ quay trở lại điện hạt nhân như một giải pháp giúp khối này vượt qua khó khăn về năng lượng trong mùa đông năm nay. Ảnh: Reuters.


Với việc chính phủ Anh tính nâng mức giá trần năng lượng cao hơn 80% từ ngày 1/10 tới, người dân Anh đang lo sợ phải đối mặt với “cú sốc” lớn vào mùa đông tới:

“Đúng là nó sẽ tăng lên khoảng mấy phần trăm, nhưng tính theo đồng bảng Anh, chúng tôi sẽ phải đợi hóa đơn 3 tháng mới thấy được. Và tất nhiên là vào mùa đông sẽ còn cao nữa. Điều đó sẽ khiến mọi người bị sốc. Thật không may. Thật đáng sợ.”

“Đó là sự thay đổi trong lối sống hàng ngày. Chỉ bật ga khi thật sự cần thiết, hay tắt các thiết bị không cần thiết. Đó là cách duy nhất để bạn tồn tại”.

Giới chức Anh thừa nhận giá năng lượng tăng cao phần lớn là do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, khi Nga đã giảm tối đa nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu xuống chỉ còn 20% công suất, gây khó khăn đáng kể cho châu Âu vào mùa đông tới. Chính phủ Anh đang chuẩn bị một loạt các phương án hỗ trợ người dân về giá và chờ Thủ tướng sắp tới phê chuẩn.

Giống với Anh, Chính phủ Bắc Macedonia cũng đã phải ban bố tình trạng khủng hoảng thiếu nguồn cung năng lượng trên toàn quốc. Lệnh này sẽ giúp chính phủ giám sát việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/9 và kéo dài trong 30 ngày. Phần Lan cũng đã phải công bố chiến dịch tiết kiệm năng lượng trên toàn quốc.

Nhiều quốc gia châu Âu khác cũng đang cảm thấy như “ngồi trên đống lửa”. Tình hình tại Thụy Sĩ cũng ngày càng đáng lo ngại khi nước này thiếu các kho trữ khí đốt cho mùa đông năm nay. Tại Đan Mạch, các nhà lập pháp đều đồng thuận về việc hỗ trợ tiền mặt cho người cao tuổi và cắt giảm thuế giá điện.

Bulgaria muốn nối lại đàm phán với Tập đoàn Năng lượng Gazprom của Nga để được cung cấp khí đốt, vốn đã bị tạm dừng từ tháng 4 do bất đồng về phương thức thanh toán. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez lên kế hoạch hội đàm với người đồng cấp Đức Olaf Scholz tại Đức vào ngày 30/8 nhằm tìm giải pháp cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu.

Thủ tướng Séc - quốc gia giữ vị trí Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi cuộc họp khẩn cấp của Bộ trưởng năng lượng các nước EU để bàn cách đối phó khẩn cấp. Cuộc họp này nhận được sự chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.

Hôm qua (27/8), hãng tin AFP đưa tin, các nước EU sẽ quay trở lại điện hạt nhân như một giải pháp giúp khối này vượt qua khó khăn về năng lượng trong mùa đông năm nay. Và năng lượng hạt nhân sẽ trở thành nguồn thay thế của nhiều nước trên thế giới trước thách thức khủng hoảng năng lượng toàn cầu, dù sự phát triển này vấp phải sự phản đối từ nhiều chuyên gia trên thế giới do quan ngại về mức an toàn.

 

Đình Nam (Tổng hợp)

Nguồn: vov.vn
28 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.