Chuyên mục
Tham nhũng tha hóa quân đội Trung Quốc
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Tham nhũng tha hóa quân đội Trung Quốc

Thứ ba 04/02/2014 03:00 GMT + 7
Liệu ông Tập Cận Bình có dám đưa công cuộc chống tham nhũng vào làm sạch đội ngũ Quân giải phóng Trung Hoa (PLA)?

 
Ảnh: Vụ tham nhũng mới nhất trong quân đội TQ: Trung tướng Gu Junshan - Phó Tổng cục trưởng Hậu cần. (ảnh Asahi Shimbun)

Tờ South China Morning Post tuần qua đăng tải chi tiết việc chính quyền lục soát nhà của Trung tướng Gu Junshan, một trong những quan chức cấp cao nhất của PLA, từng giữ chức vụ Tổng cục phó Tổng cục Hậu cần. Cuộc khám xét đã thu về được cả một bộ sưu tập tài sản, bao gồm một bức tượng Mao Trạch Đông đúc bằng vàng ròng, một chậu rửa mặt bằng vàng, một mẫu thuyền bằng vàng và hàng trăm thùng rượu Mao đài đắt tiền.

Tờ báo nhận định: tham nhũng trong quân đội đang có nguy cơ làm cản trở các chương trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã, ngân sách quốc phòng chính thức của TQ năm 2013 đạt 114,3 tỉ USD, tăng 10,7% so với năm 2012. Các nhà phân tích phương tây như Andrew S. Erickson và Adam P. Liff đã lưu ý rằng rất khó để xác định đâu là số tiền thực  sự TQ đã chi tiêu cho quân đội.

“TQ vẫn không đưa ra, thậm chí những thông tin cơ bản về những vấn đề ưu tiên hàng đầu PLA cần chi tiêu như tổng quỹ lương quân đội, tổng ngân sách chi cho việc nhập vũ khí hoặc những chi phí cho các loại vũ khí cụ thể khác” – hai nhà phân tích trả lời National Bureau of Asian Research năm 2013.

Tuy vậy, cũng đáng để ngẫm, nếu tự thân chính quyền TQ giám sát gắt gao xem ngân sách quốc phòng đi theo những ngả nào. Chỉ lấy trường hợp các quan chức dân sự dính vào vụ biển thủ 28 triệu đô la trong vụ xử cựu Bộ trưởng Đường sắt Liu Zhijun, nếu có những vụ biển thủ ở cấp độ tương tự trong PLA thì những khoản ngân sách quốc phòng của PLA đã không phải dùng để mua sắm vũ khí mà lại lọt vào túi riêng các quan chức.

Đến giờ, việc khui ra các vụ tham nhũng trong quân đội TQ ít được đưa ra ánh sáng, nhưng kết quả các cuộc điều tra bất chợt cho thấy đây là vấn đề không thể không nhắc đến. Vụ án gần nhất diễn ra vào năm 2005, khi đó, đô đốc Wang Shouye đã bị bắt về tội tham nhũng. Song số liệu thực tế thế nào thì không rõ, chỉ có tin đồn là vị đô đốc này đã biển thủ gần 20 triệu đô la từ ngân sách quốc phòng.

Tháng 4.2012, Tướng Liu Yuan, chính ủy Tổng cục Hậu cần của PLA (nhiều người đồn là bạn thân của Tập Cận Bình), đã tiến hành hàng loạt bài diễn thuyết nói về tình trạng tham nhũng trong quân đội. Theo Foreign Policy, Liu nói với các sĩ quan PLA rằng “không có một quốc gia nào có thể đánh bại TQ,… chỉ có chính nạn tham nhũng mới đánh bại quân đội chúng ta mà không cần giao chiến”.

Cũng trong năm 2012, báo New York Times giới thiệu một quyển sách viết bởi một viên đại tá PLA, trong đó, vị sĩ quan này khẳng định rằng “Quân giải phóng TQ đã tiến đến giai đoạn mà kẻ thù hiểm nguy số 1 giờ đây có tên gọi Tham nhũng”.

Hai vụ cảnh báo tham nhũng trong quân đội xảy ra gần như cùng lúc như là dấu hiệu báo rằng Tập Cận Bình (không giống Hồ Cẩm Đào) – là người có nhiều mối quan hệ mật thiết với giới quân đội, có lẽ đang sẵn sàng để dọn sạch ngôi nhà PLA.

Thực tế, nỗ lực chống tham nhũng của ông Tập đã đi xa hơn rất nhiều so với những gì người ta dự đoán, và hiện tại đã vào đến được mặt trận PLA. Ví dụ, các điều luật mới đã hạn chế số lượng (và nhãn hiệu) xe quân sự các đơn vị được phép sở hữu. Tờ Asahi Shimbun số ra đầu tháng này cũng đã có bài nhận định rằng đường hướng và nỗ lực thông qua các chính sách chống tham nhũng của Tập Cận Bình “cần được đảm bảo hiệu quả cho dù là khu vực dân sự hay quân đội”.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một thực tế là số lượng các sĩ quan cao cấp bị sờ gáy vì tham nhũng còn kém xa so với con số thật người ta có thể ước đoán. Gu là trường hợp ngoại lệ và đến tận bây giờ, vẫn chưa có một tuyên bố chính thức về vụ điều tra này.

Một chuyên gia giấu mặt nói với tờ Global Times rằng “có hẳn một nấm mồ tham nhũng trong quân đội, đặc biệt là trong lĩnh vực hậu cần nơi Gu làm việc”. Nhưng, chuyên gia này thêm, “cuộc chiến chống lại nạn mua chuộc, hối lộ trong quân đội đã được che đậy nhằm bảo vệ hình ảnh của PLA”.

Những bài báo gần đây về cuộc sống xa xỉ của Gu cũng đã lôi kéo thêm sự chú ý về vấn nạn tham nhũng trong quân đội. Dù thực tế, những bài báo này chỉ xuất hiện trên các tờ báo mang tính độc lập cao như Global Times là báo bán chính thức, South China Morning Post đặt bản doanh ở Hongkong và ở lục địa chỉ có tờ Caixin vốn nổi tiếng với những bài báo mang tính độc lập. Còn lại, báo chí trong nước đều ngậm tăm trước thông tin này. Điều đó cho thấy đảng cầm quyền TQ vẫn chưa tạo điều kiện để báo chí có thể thẳng thắn đánh vào tham nhũng trong quân đội.

Và đây cũng là lúc để người ta theo dõi xem ông Tập có làm được gì thông qua cơ quan mới được thành lập: Ủy ban an ninh quốc gia.


Lê Huỳnh Lê
Nguồn: motthegioi.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.