Chuyên mục
Tạo điều kiện cho kiều bào trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch nước ngoài

Tạo điều kiện cho kiều bào trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch nước ngoài

Thứ năm 10/04/2025 10:55 GMT + 7

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch Việt Nam được Bộ Tư pháp đánh giá là bước đi cần thiết để gỡ bỏ những rào cản pháp lý, tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp sâu hơn vào sự phát triển đất nước.

 


Tại cuộc họp chiều 9/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết dự án luật đang tập trung vào ba nội dung chính, trong đó có việc mở rộng đối tượng được trở lại quốc tịch Việt Nam và đơn giản hóa thủ tục hành chính.


Theo ông Ngọc, điểm mới quan trọng của dự thảo là cho phép những người từng mất quốc tịch Việt Nam, bao gồm cả người lớn và trẻ em, được xét trở lại quốc tịch một cách thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, những người có nguyện vọng xin trở lại quốc tịch mà vẫn giữ quốc tịch nước ngoài sẽ được xem xét theo các tiêu chí rõ ràng, minh bạch, đảm bảo không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh, hiện có hàng triệu kiều bào sống tại hơn 130 quốc gia, vùng lãnh thổ, nhiều người trong số đó vẫn mong muốn giữ sợi dây pháp lý gắn bó với quê hương. Tuy nhiên, do pháp luật hiện hành chưa cho phép người trở lại quốc tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài, nên không ít trường hợp đã từ bỏ quyền công dân Việt Nam để thuận tiện cho cuộc sống và công việc ở nước ngoài.


Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh yêu cầu Cục Hành chính tư pháp nghiên cứu toàn diện hơn tác động của chính sách cho trở lại quốc tịch Việt Nam đối với người đã mất quốc tịch, đặc biệt là kiều bào, con lai, nhà đầu tư, chuyên gia công nghệ.
Theo ông, chính sách mới phải khắc phục nhược điểm, tăng cường tính khả thi và giúp cơ quan thực thi như công an, ngoại giao làm việc hiệu quả hơn. Ông cũng đề nghị áp dụng công nghệ số vào quy trình xử lý hồ sơ để hạn chế thủ tục giấy tờ.


Dự thảo luật đề xuất bỏ quy định yêu cầu người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài. Thay vào đó, Chính phủ sẽ quy định hai điều kiện để giữ quốc tịch nước ngoài khi xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Cụ thể, việc giữ quốc tịch nước ngoài phải phù hợp pháp luật của quốc gia đó, và không được sử dụng quốc tịch nước ngoài gây hại đến lợi ích quốc gia và an ninh Việt Nam.

 

Theo Bộ Tư pháp, tính đến tháng 3 năm nay, đã có hơn 229.000 người được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt Nam. Trong khi đó, nhu cầu xin trở lại quốc tịch Việt Nam đang gia tăng.

Tại nhiều sự kiện lớn như Xuân Quê hương hàng năm, cộng đồng người Việt tại nước ngoài liên tục bày tỏ mong muốn được giữ hai quốc tịch để duy trì mối liên hệ gắn bó với đất nước.


Việc điều chỉnh chính sách quốc tịch lần này được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để kiều bào gắn bó nhiều hơn với quê hương, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế, thu hút chất xám, tài chính, tri thức từ cộng đồng người Việt toàn cầu. Các chuyên gia pháp lý cho rằng nếu được thiết kế kỹ lưỡng và giám sát chặt chẽ, chính sách quốc tịch linh hoạt sẽ trở thành động lực quan trọng cho phát triển đất nước.

Nguồn: kevesko.vn
1 bạn đọc
Đánh giá tốt

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.