Chuyên mục
Sáng tạo nghệ thuật bằng ứng dụng công nghệ số giúp học trò hạn chế chơi games
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Sáng tạo nghệ thuật bằng ứng dụng công nghệ số giúp học trò hạn chế chơi games

Chủ nhật 25/11/2018 04:02 GMT + 7
20 tác phẩm nghệ thuật được thiết kế, tạo ra bằng các công cụ kỹ thuật số của học sinh Lào Cai đang được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc (số 49 Nguyễn Du, Hà Nội). Những ứng dụng mới này hướng học sinh tư duy theo các hoạt động tích cực, sáng tạo, qua đó hạn chế chơi games.


Viện Phát triển đào tạo văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc phối hợp với Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức chương trình trải nghiệm ứng dụng công nghệ số trong sáng tạo nghệ thuật vào hai ngày 24, 25/11 tại Hà Nội. Đây là chương trình nằm trong dự án phát triển quốc tế “ODA giáo dục văn hóa nghệ thuật” do Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ với mục đích phổ cập công nghệ thông tin, công nghệ số trong sáng tạo nghệ thuật. Dự án bắt đầu triển khai đầu tiên tại tỉnh Lào Cai từ năm 2013.

Đến nay, dự án đã hỗ trợ triển khai chương trình dạy nhiếp ảnh, mỹ thuật thị giác, múa, diễn kịch dành cho học sinh và giáo viên tại tỉnh Lào Cai. Trong năm 2018, dự án triển khai chương trình phổ cập kỹ thuật số trong sáng tạo nghệ thuật, biểu diễn tại một số trường học tại Lào Cai nhận được sự quan tâm của học sinh, giáo viên. Những ứng dụng mới này hướng học sinh tư duy theo các hoạt động tích cực, sáng tạo, qua đó hạn chế việc chơi games.

Tranh vẽ bằng ứng dụng công nghệ số của học sinh Lào Cai.

Chương trình trải nghiệm tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam có sự giao lưu, trình diễn của các em học sinh đến từ Lào Cai thông qua việc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật từ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ số để qua đó lan tỏa những mặt tích cực của công nghệ số tới nhiều bạn trẻ.

Trong chương trình, có 20 tác phẩm được thiết kế, tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo với chủ đề “Kỷ niệm 26 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc” được trưng bày. Đây là những tác phẩm do học sinh Lào Cai thực hiện theo các hình thức sáng tạo poster, logo, hình minh họa trên áo phông, cốc sứ... sau thời gian học cùng các chuyên gia Hàn Quốc.

Hình minh họa trên cốc sứ do học sinh thiết kế dựa vào phần mềm công nghệ.

Đồng thời, trong chương trình trải nghiệm dành cho khách tham quan, các chuyên gia đến từ Hàn Quốc trực tiếp hướng dẫn, giới thiệu về thế giới kỹ thuật số muôn màu muôn vẻ qua những nội dung như: Tạo tác phẩm mỹ thuật vận dụng trí tuệ nhân tạo, biểu diễn tác phẩm nghệ thuật bằng công nghệ hiện thực tăng cường, khám phá văn hóa Hàn Quốc qua thiết bị VR (thực tế ảo).

Đặc biệt, tại buổi lễ tổng kết, 3 học sinh đến từ Lào Cai đã biểu diễn VR-Art (Thực tế ảo nghệ thuật), thể hiện khả năng của bản thân khi hóa thân thành các “VR Artist” và “DJ” dựa trên các kiến thức đã học.

Đại diện Viện Phát triển Giáo dục văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc cho biết: “Nếu biết cách vận dụng các công cụ kỹ thuật số, mọi người đều có thể dễ dàng tiếp cận với văn hóa nghệ thuật ngay cả ở các vùng miền xa xôi, khó tiếp cận văn hóa. Trong tương lai, Viện Phát triển Giáo dục văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc sẽ tiếp tục cố gắng để có thêm nhiều thanh thiếu niên Việt Nam có cơ hội phát triển song hành với văn hóa nghệ thuật”.

 Minh Anh
Nguồn: phunuvietnam.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.