Chuyên mục
Phim Trung Quốc xuyên tạc lịch sử Việt Nam: Cần lên tiếng...

Phim Trung Quốc xuyên tạc lịch sử Việt Nam: Cần lên tiếng...

Thứ tư 06/10/2021 16:24 GMT + 7

Sự thật về lịch sử Việt Nam cần phải được tôn trọng. Các cơ quan quản lý phải có tiếng nói thẳng về việc này


Bộ phim Quân đội Vương Bài của Trung Quốc đang gây tranh cãi khi có thông tin sai lệch về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam năm 1979. Nhiều khán giả Việt Nam không chỉ thể hiện quan điểm phẫn nộ mà còn tuyên bố tẩy chay bộ phim và những diễn viên tham gia đóng bộ phim này.

Bài đăng trên mạng xã hội Weibo có những thông tin bịa đặt, không đúng lịch sử - Ảnh chụp màn hình.


Bình luận về sự việc trên, ông Nguyễn Anh Sơn - nguyên ĐBQH Khóa XIII cho rằng, sự phẫn nộ của dư luận với bộ phim là dể hiểu.

Ông Sơn cho biết, đây không phải lần đầu truyền hình Trung Quốc làm về những bộ phim có nội dung tương tự như vậy. Trong quá khứ truyền hình Trung Quốc từng chiếu nhiều bộ phim được dàn dựng, vẽ lại toàn bộ diễn biến cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam từ năm 1979-1989 với những nội dung hoàn toàn sai sự thật.

"Một cuộc chiến mà Bắc Kinh đã bất ngờ huy động hơn 60 vạn quân mở cuộc tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung và tự gọi đó là "cuộc chiến tranh phản kích tự vệ" đã không thể qua mắt được dư luận quốc tế. Sự chủ động phát động, tấn công của quân đội Trung Quốc trong bối cảnh Việt Nam không hề có một người lính nào bước chân sang lãnh thổ của Trung Quốc đã được giới phân tích quốc tế nhận định đó là "cuộc chiến tranh xâm lược" đội mác "cuộc chiến tranh phản kích tự vệ" mà Trung Quốc dựng lên", ông Sơn nói.

Điều đáng nói, những thông tin xuyên tạc, sai sự thật như vậy vẫn được truyền hình Trung Quốc tuyên truyền dai dẳng nhiều năm qua. Ông Sơn cho rằng, đó là chiêu bài "mưa dầm thấm lâu", sử dụng sức mạnh mềm thông qua các bộ phim, sản phẩm văn hóa truyền bá những thông tin sai sự thật khiến người dân Trung Quốc có cái hiểu sai, nhìn sai về bản chất của cuộc chiến cũng như hiểu sai về lịch sử, con người Việt Nam. Rất đáng trách.

Theo ông Sơn, sự thật về lịch sử cần phải được tôn trọng. Ông Sơn cho biết, là người từng có thời gian tham gia làm phái viên chính trị của mặt trận, ông đã tận mắt chứng kiến những cuộc phát động chiến tranh của quân đội Trung Quốc sang xâm lược Việt Nam và hiểu rất rõ về cuộc chiến này. Cuộc chiến ác liệt nhất là Vị Xuyên (Hà Giang), nơi được gọi là "lò vôi thế kỷ" với hơn 2.000 hài cốt liệt sĩ nằm rải rác trên các cao điểm núi đá biên giới Việt - Trung. Vì điều này, ông cho rằng cuộc chiến phi lý của Trung Quốc cần phải được gọi đúng tên đó là "cuộc chiến xâm lược" phi nghĩa.

Ông Sơn nói thêm, không chỉ qua các bộ phim, qua các tài liệu, sách báo, Trung Quốc cũng luôn cài cắm các thông tin tuyên truyền sai sự thật nhằm xuyên tạc lịch sử, chủ quyền Việt Nam.

Nguyên ĐBQH Kha XIII cho rằng, việc trước hết là cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, nói thẳng, nói đúng về bản chất của cuộc chiến với người dân và dư luận quốc tế đó là cuộc chiến "bảo vệ tổ quốc" chính nghĩa của quân đội Việt Nam. Việc nói đúng, nói thẳng là cách khẳng định sự thật.

Mặt khác, phải tăng cường sức mạnh mềm trong nước thông qua việc lồng ghép các nội dung lịch sử vào giáo dục, sách giáo khoa, qua các sản phẩm phim ảnh, văn hóa nhằm tuyên truyền sâu rộng, giúp người dân trong nước hiểu rõ hơn về bản chất của cuộc chiến cũng như các chiêu trò của truyền thông Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý văn hóa cũng cần tăng cường các biện pháp quản lý, rà soát, ngăn chặn các sản phẩm văn hóa nước ngoài có nội dung sai trái, không phù hợp được trình chiếu trên lãnh thổ Việt Nam.

"Các sản phẩm văn hóa, phim ảnh tuy không phải là vũ khí chiến đấu trực diện như súng, đạn nhưng là sức mạnh mềm, một thành tố quan trọng cấu thành nên sức mạnh tổng hợp quốc gia, không thể xem thường", ông Sơn lưu ý.


Thái Bình

Nguồn: trithuccuocsong.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.