Chuyên mục
Ông Putin chỉ lỗi EU, nói giải pháp khủng hoảng di cư

Ông Putin chỉ lỗi EU, nói giải pháp khủng hoảng di cư

Thứ hai 15/11/2021 07:22 GMT + 7

Tổng thống Nga cho rằng, châu Âu đã tạo điều kiện cho những người di dân đến lục địa của mình và giờ lại tìm người đổ lỗi.

Trong chương trình "Moscow. Kremlin.Putin" của kênh truyền hình Rossiya-1 mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề cập đến cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Ba Lan - Belarus và giải thích nguyên nhân của tình trạng này là do chính châu Âu.

 


Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng cuộc khủng hoảng di cư ở Ba Lan - Belarus là do chính châu Âu.


Đáng nói rằng bản thân châu Âu khi không thể tự xử lý được cuộc khủng hoảng, đã tìm kiếm người khác để đổ lỗi.

"Chính châu Âu có lỗi trong chuyện này. Tôi đã nói tại sao: cả vì lý do chính trị, cả về quân sự và kinh tế. Tự họ đã tạo điều kiện cho hàng nghìn, hàng trăm nghìn người rời đi khỏi quê hương. Thế mà bây giờ họ lại tìm kiếm kẻ có lỗi để rũ bỏ trách nhiệm về những sự kiện đang diễn ra" - ông Putin nói.

Trước những cáo buộc chống Nga trong khủng hoảng di cư ở biên giới Belarus và Ba Lan, Tổng thống Vladimir Putin kêu gọi các nước tập trung giải quyết những vấn đề nội bộ và không gán "mới bòng bong" của mình cho người khác.

Tổng thống Nga tuyên bố: "Khi người ta đưa ra những tuyên bố hoặc cáo buộc chống lại chúng ta, tôi muốn nói với tất cả rằng: hãy giải quyết vấn đề nội bộ của quý vị, đừng chuyển vấn đề của riêng quý vị sang bất kỳ ai, những câu hỏi này phải do các cơ quan chức năng của quý vị giải quyết theo hướng phù hợp."

Ông Putin khẳng định Nga có thể giúp đỡ tình hình hiện tại nếu như có vấn đề nào đó liên quan đến Nga.

"Chúng tôi sẵn sàng làm hết sức mình để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng, tất nhiên, nếu như có điều gì ở đó phụ thuộc vào chúng tôi" - Tổng thống Nga khẳng định.

Tổng thống cũng nói thêm rằng qua phản ảnh của các phương tiện truyền thông, ông đã biết thông tin về tình trạng khủng hoảng di cư ở biên giới Belarus và Ba Lan, sau đó ông đã gọi điện hai lần cho người đồng cấp Belarus Alexandr Lukashenko.

Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel trước đó, Tổng thống Putin đã mô tả tình hình ở biên giới bên ngoài của EU là một "cuộc khủng hoảng di cư cấp tính" và kêu gọi liên minh khôi phục quan hệ với Minsk "để giải quyết vấn đề". Brussels đã cắt đứt quan hệ với Belarus sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi năm ngoái. 

EU đang cáo buộc Belarus vũ khí hóa những người tị nạn trong cuộc xung đột với phương Tây, và thủ tướng Ba Lan thậm chí còn gọi đây là một "cuộc chiến tranh hỗn hợp" do Minsk tiến hành. Ngược lại, Belarus khẳng định họ không còn đủ nguồn lực để quản lý hiệu quả dòng người di cư do các lệnh trừng phạt sâu rộng mà EU áp dụng đối với nước này.

Theo ý kiên của Tổng thống Nga, châu Âu nên trích tiền cho Belarus để giúp họ xử lý và chọn lọc người di cư trước khi cho phép họ qua biên giới giống như cách EU đã trả tiền cho Thổ Nhĩ Kỳ để hạn chế người tị nạn ở Trung Đông.

Cách đây một vài năm, Tây Âu đã nhất trí ủng hộ quan điểm chung về vấn đề nhập cư. Nhưng, dần dần các thành viên châu Âu chia rẽ ý kiến vì vấn nạn người nhập cư.

Quy chế Dublin đã được thông qua vào năm 2013 và vẫn còn hiệu lực, quy định rằng, những người xin tị nạn phải nộp đơn tại quốc gia EU nơi họ nhập cảnh đầu tiên. Các quốc gia khác không bắt buộc phải tiếp nhận người tị nạn.

Điều này không phù hợp với các quốc gia châu Âu giáp Địa Trung Hải, nơi có dòng người di cư từ vùng Maghreb đổ về.

Quá mệt mỏi với tình trạng này, Ý, Malta, Hy Lạp và Síp đã yêu cầu bãi bỏ Thỏa thuận Dublin. Vào năm 2020, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã ủng hộ đề xuất này. Nhưng, Hội đồng EU vẫn chưa đồng ý.

Tuy nhiên, Quy chế Dublin không phải là đạo luật, đây là một tài liệu đưa ra các khuyến nghị. Trên thực tế, mỗi chính phủ hành động theo quyết định của riêng mình. Do đó, Brussels đang tìm kiếm những cách thức hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề di cư.

 


Cuộc khủng hoảng ở biên giới Ba Lan - Belarus chưa có giải pháp.


Ý tưởng chính là phân bổ hạn ngạch tiếp nhận người di cư. Một phương án thay thế là hỗ trợ tài chính cho các nước châu Á và châu Phi để đổi lấy việc các nước này hạn chế dòng người tị nạn tiến vào châu Âu. Nhưng, chưa có sự thống nhất về cả hai phương án này.

Đức vẫn là quốc gia EU hiếu khách nhất đối với người di cư. Vào năm 2015, Thủ tướng Đức Angela Merkel “phớt lờ” Quốc hội nước này và các quy định Dublin, đã mở cửa biên giới cho cho tất cả những người tị nạn Syria - bất kể họ đi qua quốc gia nào. Kể từ đó, hơn một nửa số người nhập cư đã tìm được việc làm và bắt đầu nộp thuế, theo The Guardian.

Tuy nhiên, tình hình ở biên giới Ba Lan-Belarus khiến Berlin lo lắng. Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer cho biết, hàng trăm sĩ quan cảnh sát đang ở biên giới Ba Lan và Bộ này sẵn sàng cử thêm nhiều người tới đó.


Hải Lâm

Nguồn: datviet.trithuccuocsong.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.