Chuyên mục
Nga và Việt Nam trong kỷ nguyên số hoá và nhiều biến động

Nga và Việt Nam trong kỷ nguyên số hoá và nhiều biến động

Thứ năm 01/05/2025 05:17 GMT + 7

Năm 2025 với những mốc kỷ niệm nổi bật trong lịch sử Nga và Việt Nam, được thể hiện sống động phong phú trong nhiều diễn đàn, cuộc gặp, hội nghị, bài giảng dành riêng nói về tiến trình quan hệ Nga-Việt.

 


Ngày Việt Nam được tổ chức ở MGIMO.


Một trong những hoạt động đầy ý nghĩa và được mong đợi nhất trong chuỗi sự kiện này là Ngày Việt Nam tại MGIMO thuộc Bộ Ngoại giao Nga, do Trung tâm ASEAN và Hội đồng hương Việt Nam tại trường tổ chức có sự hỗ trợ của Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tại Matxcơva.


Năm nay, Ngày Việt Nam được tổ chức ở MGIMO là lần thứ mười. Để đánh dấu mốc kỷ niệm chẵn, Trung tâm ASEAN đã phát hành loạt tờ gấp quảng cáo brochure nhiều màu sắc tái hiện và trình bày lịch sử độc đáo của ngày hội khoa học-hữu nghị-hợp tác này trong thập niên qua.


Ngày Việt Nam lần chẵn hóa ra không hoàn toàn theo thông lệ. Nội dung chính của ngày hội này là sinh hoạt khoa học chủ đề “Nga và Việt Nam: Quá khứ và tương lai”, nhìn lại 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nga và Việt Nam và 30 năm Việt Nam là thành viên ASEAN. Lần đầu tiên có hội nghị kéo dài trọn một ngày và bao gồm sáu phiên họp tiểu ban, trong đó có hai tiểu ban bằng tiếng Anh với sự tham gia tích cực của các nhà khoa học Việt Nam. Diễn ra cuộc thảo luận sôi nổi tập trung vào những vấn đề có tính thời sự trong đà phát triển chính trị và kinh tế của Việt Nam, vai trò của đất nước đặc sắc này trên thế giới và ở Đông Nam Á, thực trạng hiện tại và triển vọng hợp tác Nga-Việt trong những lĩnh vực khác nhau. Lần đầu tiên có hội nghị chung giữa MGIMO và Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP Hồ Chí Minh (HUFLIT) được tổ chức trong khuôn khổ Ngày Việt Nam, với những báo cáo và ý kiến thảo luận tập trung vào khả năng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo. Trong một phiên họp riêng, các sinh viên Nga và Việt Nam từ các trường đại học ở Nga đã trình bày báo cáo của mình.

 

Đại diện Ban giám hiệu MGIMO, Bộ Ngoại giao Nga và Hội Hữu nghị Nga-Việt đã phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị. Đại sứ nước CHXHCN Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi và Đại sứ Liên bang Nga tại CHXHCN Việt Nam Gennady Bezdetko đã gửi lời chào mừng tới các thành viên tham dự Ngày Việt Nam.


Phiên họp toàn thể định hình không khí của hội nghị bao gồm các báo cáo của những chuyên gia gạo cội của Nga nghiên cứu về phương Đông, với sự điều hành của Giám đốc Trung tâm ASEAN, nhà nghiên cứu Phương Đông học nổi tiếng Ekaterina Koldunova. GS-TSKH Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Đại học Quốc gia St. Petersburg đã trình bày những thuật ngữ chủ chốt trong chính sách đối ngoại hiện đại của Việt Nam, có nguồn gốc từ chuyên luận "Binh pháp Tôn Tử" do Chủ tịch Hồ Chí Minh dịch.


“Có đủ cơ sở để xem xét chiến lược, trong những khái niệm đó hình thành các quy định chủ chốt của công nghệ chính trị Viễn Đông, là nền tảng của ngoại giao Việt Nam hiện đại do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra”, GS Kolotov nhận xét.


Báo cáo của chuyên gia hàng đầu của Nga về kinh tế Việt Nam, GS-TSKH Vladimir Mazyrin Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam ASEAN đã phân tích chương trình phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam trong thập kỷ tới, lưu ý các kế hoạch số hóa và "chuyển đổi xanh". Phó Chủ tịch thứ nhất Hội Hữu nghị Nga-Việt, PGS-TS của Học viện Ngoại giao Bộ Ngoại giao Nga Piotr Tsvetov tập trung nghiên cứu quan hệ của Việt Nam với 3 trong số 12 đối tác chiến lược toàn diện của Hà Nội là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga. Chuyên gia Viktor Sumsky từ Trung tâm ASEAN đã thuyết trình về vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong ASEAN, còn PGS-TS Elena Zubtsova của Đại học Ngôn ngữ Quốc gia Matxcơva đã có bài phát biểu rất xúc động về tầm quan trọng của ngoại giao nhân dân trong liên hệ giữa hai nước. Bà lưu ý rằng đôi khi những con người bình dị có thể làm nhiều việc hữu ích để phát triển liên hệ này hơn là so các tổ chức và nhân vật chính thức.


Các báo cáo của giảng viên, sinh viên và nhà khoa học trình bày tại hội nghị đã đề cập đến nhiều vấn đề trong chính sách đối nội, đối ngoại, kinh tế-xã hội của Việt Nam và hợp tác Nga-Việt, đặc biệt chú trọng đến tương tác của hai nước trong lĩnh vực năng lượng. Từ những góc nhìn và cách khai thác tư liệu khác nhau, các báo cáo này đã tạo nên một bức tranh phức tạp và không đồng nhất về quá khứ, hiện tại và tương lai của mối quan hệ giữa Nga và Việt Nam.

 

Dành cho các sinh viên Nga đang theo chuyên ngành Việt Nam học, Ngày Việt Nam khép lại bằng trò chơi đố vui truyền thống do Hội đồng hương Việt Nam tại MGIMO tổ chức. Các bạn trẻ phải trả lời nhiều câu hỏi có độ khó khác nhau về lịch sử, cơ cấu chính trị, địa lý và văn hóa Việt Nam, đồng thời cần thể hiện kiến thức tiếng Việt của mình. Đội chiến thắng là các sinh viên Nga đến từ Trường Kinh tế Cao cấp Matxcơva và trường chủ nhà MGIMO.


Ngày Việt Nam lần thứ X tại MGIMO cho thấy mối quan tâm của Nga đối với Việt Nam đang ngày càng tăng lên, thu hút sự nghiên cứu nghiêm túc và nguyện vọng hợp tác thực chất với Việt Nam, Việt Nam là hiện thân uy tín của một đối tác chân thành hiệu quả và đầy triển vọng.

Nguồn: kevesko.vn
0 bạn đọc
Đánh giá tốt

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.