Chuyên mục
Nga thêm lửa cuộc chiến trục xuất nhà ngoại giao

Nga thêm lửa cuộc chiến trục xuất nhà ngoại giao

Thứ năm 29/04/2021 05:37 GMT + 7

Trục xuất thêm 7 nhà ngoại giao EU, Nga gửi tín hiệu mãnh liệt đến phương Tây không thân thiện.

Hôm 28/4, Bộ Ngoại giao Nga thông báo nước này đã trục xuất 7 nhà ngoại giao của Estonia, Latvia, Litva và Slovakia.

 


Nga đã có những động thái đáp trả cẩn thận trước làn sóng gây căng thẳng của phương Tây


Quyết định trên được đưa ra sau khi các nước này trục xuất các đại diện ngoại giao của Nga nhằm bày tỏ ủng hộ CH Séc. Theo tuyên bố, 7 nhà ngoại giao trên sẽ có một tuần để rời khỏi Nga.

Theo Hãng thông tấn Séc (CTK), ngày 28/4, các thành viên Nghị viện châu Âu (EP) bắt đầu chương trình nghị sự về tranh cãi ngoại giao gay gắt giữa Séc và Nga.

Các nghị sĩ sẽ thảo luận với Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell xem liệu các nước EU có nên phản ứng thêm trong vụ việc này hay không.

Căng thẳng giữa Nga và Séc gia tăng sau khi Praha cáo buộc tình báo quân đội Nga đứng sau vụ nổ kho đạn ở miền Đông nước này năm 2014 và trục xuất 18 nhân viên Đại sứ quán Nga vì vụ việc này. Đáp lại, Moscow cũng trục xuất 20 nhân viên Đại sứ quán Séc.

Với việc cả hai bên tiếp tục giảm số nhân viên tại đại sứ quán của nhau, đến ngày 31/5 tới, đại sứ quán của mỗi nước sẽ chỉ còn lại 7 nhân viên ngoại giao, 25 nhân viên hành chính và 19 nhân viên địa phương.

Sau căng thẳng giữa Nga- Séc lại đến Ý tiếp nối cuộc chiến ngoại giao.

Ngày 26/4, Nga thông báo trục xuất một nhà ngoại giao Italy và triệu Đại sứ Italy đến trụ sở Bộ Ngoại giao Nga liên quan đến điều mà Moskva cho là động thái vô căn cứ của Rome khi trục xuất 2 nhà ngoại giao Nga vào tháng trước. Trước đó, Italy đã trục xuất 2 nhà ngoại giao Nga sau khi cảnh sát cho biết đã bắt quả tang một đại úy hải quân Italy chuyển tài liệu mật cho một quan chức quân đội Nga để lấy tiền.

Các nhà phân tích cho biết, việc một số nước EU trục xuất các nhà ngoại giao Nga thời gian vừa qua là những quyết định tự nguyện đơn phương.

Nhưng tại Nga, người ta cho rằng, diễn biến của cuộc xung đột có sự khác biệt đáng kể so với các “tập phim” với cáo buộc Nga là chủ mưu trong vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang Sergei Skripals ở Anh.

Trước đây, trong vụ điệp viên hai mang Skripals, phương Tây đã hành động một cách tập thể, cùng phối hợp chống lại Nga. Bây giờ điều này đã phần nào xảy ra sau hành động chống lại Moscow của Cộng hòa Séc. Tuy nhiên, phản ứng có phần nhạt nhòa hơn.

Khi vụ việc tranh cãi nổ ra, Séc cho biết họ đã thông báo cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) về việc họ nghi ngờ Nga gây ra vụ nổ năm 2014, và các ngoại trưởng EU đã lên kế hoạch thảo luận về vấn đề này tại cuộc họp của họ trong ngày 19/4. Tuy nhiên, một phản ứng chống Nga thống nhất đã không được đưa ra. Thay vào đó, trong một bình luận riêng rẽ, Ngoại trưởng Đức Heiko Mass nói rằng ông không tin thúc đẩy căng thẳng ngoại giao với Nga là phù hợp trong tình hình hiện nay.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã khen ngợi phản ứng kiên quyết của Prague trước "các hành động lật đổ của Nga trên đất Séc" và không áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt ngoại giao mới. Người Mỹ đã gửi đi một tín hiệu thân thiện như tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Nga và mời Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự cuộc họp về biến đổi khí hậu do Mỹ chủ trì. Tuy nhiên, ngay cả khi bày tỏ thái độ muốn đối thoại, tăng cường đối thoại với Nga, Nhà Trắng vẫn tỏ thái độ "bề trên" trong việc cải thiện quan hệ ngoại giao thông qua việc nới lỏng các lệnh trừng phạt hoặc không đề cập gì tới vấn đề các nhân viên lãnh sự.

 

Mới đây, Tổng thống Nga đã ký sắc lệnh liên quan tới các "phái đoàn ngoại giao và cơ quan lãnh sự, văn phòng đại diện của cơ quan hoặc tổ chức nước ngoài" có hành vi chống lại nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức của Nga, gọi chung là "các nước ngoài không thân thiện".

Theo đó, "các nước ngoài không thân thiện" sẽ bị hạn chế - hoặc nếu trong trường hợp nhất định sẽ bị cấm - thuê mướn, sử dụng người lao động là công dân Nga.

Chính phủ Nga còn có nhiệm vụ lập một danh sách "các nước ngoài không thân thiện" và giám sát việc thực hiện lệnh hạn chế hay lệnh cấm, cũng như đảm bảo quyền lợi của công dân Nga bị cơ quan, văn phòng đại diện nước ngoài chấm dứt hợp đồng lao động do sắc lệnh này.


Hải Lâm

Nguồn: datviet.trithuccuocsong.vn
29 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.