Chuyên mục
Nga ''giáng đòn kép'' vào nỗ lực của phương Tây

Nga ''giáng đòn kép'' vào nỗ lực của phương Tây

Thứ hai 25/09/2023 17:36 GMT + 7

Nga đã thành công trong việc “né” các lệnh trừng phạt của Nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu (G7) đối với hầu hết khối lượng dầu xuất khẩu của nước này, không những vậy Moscow còn được hưởng lợi nhờ giá dầu tăng vọt thời gian gần đây, theo Financial Times (FT).

 

Trong tháng 8, gần 3/4 tổng lượng dầu thô qua đường biển của Nga được vận chuyển mà không có bảo hiểm phương Tây.


"Vô hiệu hoá" trần giá dầu


Trong khi Mỹ và phần lớn các nước Liên minh châu Âu (EU) cấm nhập khẩu dầu của Nga, mức trần giá của G7 được thiết kế để giữ cho dầu của Nga tiếp tục chảy vào thị trường toàn cầu. Mục đích là để ngăn tình trạng siết chặt nguồn cung và giá cả tăng vọt gây thiệt hại về mặt kinh tế và chính trị.

Theo đó, các công ty phương Tây chỉ cung cấp các dịch vụ như vận chuyển hoặc bảo hiểm khi dầu của Nga được bán với giá dưới 60 USD/thùng. Với việc Nga từng phụ thuộc vào các dịch vụ của phương Tây để đưa dầu ra thị trường, G7 tính toán rằng Moscow sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ.

Khi giới hạn giá của G7 lần đầu tiên được thực hiện vào tháng 12 năm ngoái, giá dầu Nga ban đầu đã giảm xuống mức thấp hơn nhiều so với giá quốc tế khi chỉ còn 40 USD/thùng.

Moscow đã phải đưa ra các mức giá chiết khẩu sâu nhằm "đổi hướng" hàng triệu thùng dầu từng được chuyển đến châu Âu cho các khách hàng mới ở châu Á, trong khi vẫn phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ vận chuyển của phương Tây.

Các học giả tại KSE tính toán rằng các biện pháp trừng phạt, hạn chế và rút tiền khỏi Nga đã khiến Nga thiệt hại 100 tỷ USD doanh thu xuất khẩu dầu kể từ tháng 2/2022.

Tuy nhiên, Nga đã xây dựng cái gọi là “hạm đội đen” gồm các tàu chở dầu có thể hoạt động mà không cần bảo hiểm của phương Tây hoặc các dịch vụ khác.

Theo một phân tích về hồ sơ vận chuyển và bảo hiểm của Financial Times (FT), trong tháng 8, gần 3/4 tổng lượng dầu thô qua đường biển của Nga được vận chuyển mà không có bảo hiểm phương Tây, một đòn bẩy được sử dụng để thực thi giới hạn giá dầu 60 USD/thùng của G7.

Con số này tăng từ khoảng 50% vào mùa xuân này, theo dữ liệu từ công ty phân tích vận tải hàng hóa Kpler và các công ty bảo hiểm. Sự gia tăng này cho thấy Moscow đang trở nên thành thạo hơn trong việc phá vỡ mức giá trần, cho phép nước này bán nhiều dầu hơn với mức giá gần với giá thị trường quốc tế hơn.

Trường Kinh tế Kyiv (KSE) ước tính rằng giá dầu thô tăng ổn định kể từ tháng 7, kết hợp với thành công của Nga trong việc giảm chiết khấu giá dầu, có nghĩa là doanh thu từ dầu mỏ của nước này có thể sẽ cao hơn ít nhất 15 tỷ USD vào năm 2023 so với dự báo trước đó.

Sự thay đổi này là một đòn giáng kép vào những nỗ lực của phương Tây nhằm hạn chế nguồn thu từ việc bán dầu mỏ của Nga, vốn là nguồn thu lớn nhất của Điện Kremlin sau khi xung đột Ukraine diễn ra.

Trong khi ngành dầu mỏ của Nga vẫn đang phải đối mặt với một số thách thức đáng kể, bao gồm cả những tuyên bố về tình trạng thiếu hụt thị trường nhiên liệu tinh chế trong nước và khối lượng xuất khẩu nói chung giảm, các số liệu vẫn cho thấy một lượng lớn doanh thu từ dầu mỏ sẽ chảy vào ngân khố của Điện Kremlin.

Ông Ben Hilgenstock, một nhà kinh tế tại KSE, cho biết: “Với những thay đổi trong cách Nga vận chuyển dầu, có thể rất khó để biện pháp áp trần giá thực sự có ý nghĩa. Và điều đó càng đáng tiếc hơn khi chúng tôi đã không làm nhiều hơn để thực thi nó một cách hợp lý khi chúng tôi có nhiều đòn bẩy hơn”.

Gây chấn động thị trường


Mới đây, chính phủ Nga ngày 21/9 cho biết nước này đã đưa ra lệnh cấm tạm thời xuất khẩu xăng và dầu diesel sang tất cả các nước, ngoại trừ 4 nước thuộc Liên Xô cũ, nhằm ổn định thị trường nội địa.

Cụ thể, Điện Kremlin cho biết lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức, không áp dụng đối với nhiên liệu được cung cấp theo các thỏa thuận liên chính phủ cho các thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu do Moscow đứng đầu, bao gồm Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan.

Người phát ngôn của Điện Kremlin cho biết lệnh cấm sẽ kéo dài trong thời gian cần thiết để đảm bảo sự ổn định của thị trường trong nước.

Nga là một trong những nhà cung cấp dầu diesel lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất dầu thô hàng đầu. Xuất khẩu dầu thô của nước này đã bị cắt giảm theo thỏa thuận với Saudi Arabia và nhóm OPEC+, góp phần khiến giá dầu tăng 30% kể từ tháng 6.

Động thái này làm dấy lên lo ngại rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang cố gắng phá vỡ thị trường dầu mỏ như ông đã làm với khí đốt tự nhiên, gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng năm ngoái.

Việc Nga thắt chặt nguồn cung dầu vào thời điểm các ngân hàng trung ương đang vật lộn để kiểm soát lạm phát đã khiến giá dầu tăng mạnh. Giá dầu Brent đã vượt mức 95 USD/thùng và được dự đoán sẽ sớm vượt mốc 100 USD/thùng nếu Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước liên minh tiếp tục thắt chặt nguồn cung.

Thanh Tú

Nguồn: vietnamfinance.vn
30 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.