Chuyên mục
Nga chứng minh châu Âu nghiên cứu Novichok

Nga chứng minh châu Âu nghiên cứu Novichok

Chủ nhật 06/09/2020 13:45 GMT + 7

Các cáo buộc những nhân vật liên quan đến Nga bị đầu độc Novichok được châu Âu đưa ra rất nhanh chóng.

Mới đây việc nhà hoạt động đối lập Nga Alexei Navalny ngã quỵ ở giữa chuyến bay đến Moscow với cáo buộc bị đầu độc đã gây chú ý đặc biệt cho Nga và phương Tây.

 

Phương Tây căn cứ vào đâu để nhanh chóng cáo buộc ông Navalny bị đầu độc bởi Novichok?


Đáng chú ý là thông tin mâu thuẫn giữa các bác sĩ Nga và Đức về chất độc trên người ông Navalny. Các bác sĩ Đức với sự giúp đỡ từ phòng thí nghiệm quân sự Đức đã khẳng định chất độc mà ông Navalny đã trúng là Novichok.

Trong khi đó, phía Nga khẳng định đã thực hiện các thí nghiệm tương tự nhưng không tìm thấy chất độc.

Giữa lúc này, truyền thông phương Tây liên tục lên án Điện Kremlin khi không điều tra việc ông Navalny bị trúng một chất độc là Novichok - một chất độc quân sự đã từng xuất hiện trong vụ đầu độc một điệp viên quân sự hai mang là Sergei Skripal tại Anh.

Phía Đức không hợp tác với Nga về việc đưa ra các bằng chứng của việc tìm thấy chất độc Novichok trên người ông Navalny cũng như không đưa ra bằng chứng về chất độc đó là Novichok hay không.

Bộ Ngoại giao Nga mới đây đã trưng ra các bằng chứng cho thấy chuyên gia của nhiều nước phương Tây và các cơ quan chuyên môn của NATO đã nghiên cứu về nhóm chất độc thần kinh Novichok trong nhiều năm.

Đây cũng có thể là một trong những lý do dẫn tới việc phương Tây nhanh chóng đưa ra cáo buộc đối với Nga khi xảy ra vụ việc của Navalny.

"Liên quan đến những cáo buộc nghiêm trọng rằng chất độc thần kinh, được gọi là Novichok ở phương Tây, đã được phát triển ở đất nước chúng tôi [thời Liên Xô - TASS], chúng tôi phải nhớ lại những điều sau đây. Trong những năm qua, các chuyên gia ở nhiều nước phương Tây và ở Các cơ quan chuyên môn của NATO đã và đang nghiên cứu về các chất tạo nên dòng hóa chất khổng lồ này.

Ví dụ, tại Mỹ, hơn 150 bằng sáng chế đã chính thức được cấp cho các nhà phát triển công nghệ sử dụng trong chiến đấu của họ" - tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ.

Hôm 2/9, Thủ tướng Đức Anglea Merkel thông báo ông Navalny “chắc chắn” bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok. Theo bệnh viện Charite ở Berlin (Đức) nơi ông Navalny chữa trị, bệnh nhân này vẫn phải thở máy và phải khá lâu nữa mới có thể hồi phục. Các bác sĩ ở Bệnh viện Charite đã lấy mẫu chất độc mà họ tìm thấy ở ông Navalny để xét nghiệm tại một cơ sở nghiên cứu ở Bundeswehr và cơ quan nghiên cứu khoa học quân sự trên khẳng định đó là chất độc Novichok.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri Peskov khẳng định Moscow mạnh mẽ bác bỏ nghi vấn họ đứng sau vụ tấn công ông Navalny, khẳng định Moscow cũng nóng lòng muốn biết chuyện gì đã xảy ra với chính trị gia Navalny nhưng không thể làm điều này nếu Đức không gửi thông tin chi tiết về những xét nghiệm dẫn đến kết luận của họ.

Theo các nhà nghiên cứu hóa chất quân sự từ thời Liên Xô, Novichok là một nhóm chất độc thần kinh và nếu chất độc nhằm vào ông Navalny là Novichok thì người đàn ông này khó sống sót, chưa kể những người trên chuyến bay cũng có thể đã bị ảnh hưởng không ít. Chưa kể triệu chứng của ông Navalny nếu như nhiễm độc Novichok sẽ hoàn toàn khác so với những gì được ghi lại.

Giới chức Nga khẳng định họ không có lý do, động cơ nào để đầu độc ông Navalny. Và nếu cả khi có tình huống đó, phía Nga cũng sẽ có nhiều cách để triệt hạ nhà hoạt động đối lập này thay vì cho phép người này tới Đức để điều trị.

Hơn nữa, ngay cả trong tình huống Moscow lên kịch bản để thủ tiêu ông Navalny, họ cũng sẽ không lựa chọn loại chất độc Novichok -  chất độc đã mang cho Moscow đủ "tai tiếng" trong dư luận phương Tây, mà vẫn không thể đạt được mục tiêu là ám sát ông Navalny.

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng Moscow vẫn chờ phản hồi từ Đức đối với yêu cầu của Tổng Công tố Nga. Người phát ngôn của Bộ này, bà Maria Zakharova, nói rằng Bộ Ngoại giao Đức đã không cung cấp cho Đại sứ Nga bất kỳ bằng chứng nào về vụ việc mà họ cáo buộc.

Tuần trước, Thủ tướng Merkel từng tuyên bố rằng vụ việc của ông Navalny nên tách bạch với dự án Nord Stream-2. Bà Merkel cùng nhiều nghị sĩ trong đảng của bà vẫn muốn dự án này được hoàn thành.

Tuy nhiên, theo ông Wolfgang Ischinger, chủ tịch Hội nghị An ninh Munich và là cựu đại sứ Đức tại Mỹ, cho rằng: "Nếu [Đức] muốn gửi thông điệp rõ ràng đến Moksva và những đối tác của mình, thì các mối quan hệ kinh tế cần nằm trong những đề tài thảo luận, do đó dự án Nord Stream-2 cũng không phải là ngoại lệ".

Liên quan đến vấn đề trừng phạt Nga về vụ việc của ông Navalny, hôm 3/9 vừa qua, Thủ tướng Merkel và Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz đã bình luận với báo giới rằng điều này sẽ phụ thuộc vào "cách Nga hành xử".

 

Hải Lâm

Nguồn: baodatviet.vn
27 bạn đọc
Đánh giá tốt

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.