Chuyên mục
Mỹ ''loay hoay'' tìm lại ảnh hưởng, Trung Quốc đã đi trước một bước

Mỹ ''loay hoay'' tìm lại ảnh hưởng, Trung Quốc đã đi trước một bước

Thứ năm 16/06/2022 10:00 GMT + 7

Trong khi Tổng thống Biden 'loay hoay' tìm lại ảnh hưởng ở châu Mỹ qua hội nghị thượng đỉnh với các lãnh đạo khu vực, Trung Quốc dường như đã có bước tiến sâu hơn.


Sau những buổi tiệc chiêu đãi hào nhoáng trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ ở Los Angeles, Tổng thống Joe Biden đã đưa ra lời cam kết mạnh mẽ nhằm tái khẳng định sức ảnh hưởng của Washington trong khu vực.

Trước khoảng 20 nhà lãnh đạo, ông Biden cam kết sẽ hành động nhiều hơn để giải quyết vấn đề di cư, năng lượng sạch và cơ sở hạ tầng y tế. Ông cũng nói rằng châu Mỹ nên là "khu vực hướng tới tương lai, dân chủ, thịnh vượng, hòa bình và an ninh nhất trên thế giới".

"Bất kể điều gì đang xảy ra trên thế giới, châu Mỹ sẽ luôn là ưu tiên của (Washington)", ông khẳng định, theo AFP.

Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định lời cam kết của ông là không đủ, và Mỹ “không có khả năng cung cấp nhiều lợi ích thế”. Sự khiêm tốn trong lời hứa của ông Biden sẽ thách thức nỗ lực giành lại ảnh hưởng của Mỹ vào thời điểm Trung Quốc đang xâm nhập nhanh chóng.

Phạm vi khiêm tốn

Tại hội nghị thượng đỉnh lần này, Tổng thống Biden đã trình bày về mối quan hệ đối tác kinh tế trên toàn bán cầu với các tiêu chuẩn chung, nhưng không trực tiếp cam kết tài trợ hoặc cung cấp khả năng tiếp cận thị trường mới.

 

Tổng thống Biden cam kết châu Mỹ luôn là ưu tiên của Washington. Ảnh: AFP.


Sự phân cực gay gắt trong nội bộ chính quyền Mỹ khiến rất ít sáng kiến tham vọng được thông qua tại Quốc hội nước này.

“Thật sai lầm khi triệu tập một hội nghị thượng đỉnh dù chỉ có rất ít đề xuất”, Christopher Sabatini, thành viên cấp cao tại cơ quan tư vấn Chatham House, nhận định.

“Quan điểm cho rằng các quốc gia nằm gần nhau trong một bán cầu sẽ có cùng nguyên tắc và mục tiêu đã hết thời. Mỹ không có khả năng cung cấp nhiều lợi thế", ông nói.

Trong khi đó, ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Biden, nhấn mạnh việc huy động các quỹ nhà nước không bao giờ là chính sách của Mỹ. Và Washington đã có các thỏa thuận thương mại tự do với một số quốc gia Mỹ Latin bao gồm Mexico, Colombia và Chile.

Nhằm thách thức mô hình của Trung Quốc, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết chính quyền Mỹ sẽ thúc đẩy "cải cách cơ bản" trong Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, trong đó Washington là nhà tài trợ lớn nhất, để có thể hỗ trợ các quốc gia thu nhập trung bình, không đủ nghèo để nhận vốn vay ưu đãi.

Song, ông Ryan Berg, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho rằng ảnh hưởng của Washington đã chìm dần ở Mỹ Latin thập kỷ qua. Nguyên nhân "phần lớn là do tự chuốc họa vào thân".

“Mỹ thiếu quan tâm đến khu vực, xem nhẹ sự ổn định và thịnh vượng của khu vực, và không có khả năng chi phối các nguồn lực, sự sáng tạo cần thiết để thay thế toàn diện nguồn tài chính từ Trung Quốc", ông Berg phân tích.

Bắc Kinh đã trở thành đối tác thương mại lớn đáng kể ở Nam Mỹ, vận chuyển các mặt hàng bao gồm đậu nành và dầu đến thị trường hơn một tỷ dân.

Kể từ năm 2005, nước này cũng đã cho khu vực Mỹ Latin vay khoảng 150 tỷ USD và không kèm theo điều kiện chính trị nào. Tuy nhiên, một số nhà phê bình đã gọi đây là bẫy nợ.

Thể hiện sự cam kết


Hội nghị thượng đỉnh lần này phải đối mặt với sự tẩy chay của Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador và sự chỉ trích công khai từ một số nhà lãnh đạo trong khu vực.

 

Các nhà lãnh đạo trong Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ Latinh 2022, diễn ra tại Los Angeles, Mỹ, vào ngày 10/6. Ảnh: AFP.

 

Tuy nhiên, Tổng thống Biden đã nỗ lực tiếp cận với các nhà lãnh đạo trên toàn chính trường, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các tổng thống thiên tả của Argentina và Chile, đồng thời gặp gỡ lần đầu tiên với tổng thống cực hữu gây tranh cãi của Brazil, ông Jair Bolsonaro.

Jason Marczak, người đứng đầu trung tâm châu Mỹ Latin tại Hội đồng Đại Tây Dương, nói rằng hội nghị lần này có sự tham dự đông đảo hơn so với sự kiện năm 2018 tại Peru, khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump không tham dự.

Ông cho rằng Tổng thống Biden đã cam kết giải quyết các lợi ích của Mỹ Latin, nhưng “những điều đó đòi hỏi phải có hành động bổ sung, và điều quan trọng là các hành động cần được ưu tiên".

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Tim Kaine, đảng viên Dân chủ có kinh nghiệm lâu năm về khu vực Mỹ Latin, cho biết chính quyền Mỹ đã thể hiện cam kết của mình thông qua hội nghị thượng đỉnh. Ông nói rằng sự phàn nàn về chính sách của Mỹ là thói quen thường thấy tại các cuộc họp khu vực.

"Nhưng (chúng ta) sẽ biết điều gì còn ở lại, khi mọi người nói rằng (Mỹ) thiếu vắng sự hiện diện", ông Kaine nói.

 

Hải Linh

Nguồn: zingnews.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.