Chuyên mục
Lõi tên lửa Trường Chinh 5B vừa rơi, Trung Quốc bồi thêm 10 vụ phóng nữa: 500 ngày đầy ''căng thẳng''!
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Lõi tên lửa Trường Chinh 5B vừa rơi, Trung Quốc bồi thêm 10 vụ phóng nữa: 500 ngày đầy ''căng thẳng''!

Chủ nhật 09/05/2021 15:27 GMT + 7

Trung Quốc sẽ bận rộn trong khoảng 500 ngày tới, tức là đến hết năm 2022, để hoàn thành việc lắp đặt trạm vũ trụ Thiên Cung như kế hoạch của nước này.


Để hoàn thành mục tiêu cuối năm 2022 lắp đặt xong Trạm vũ trụ Trung Quốc (CSS) có tên Thiên Cung, Bắc Kinh sẽ còn phải thực hiện nhiều lần phóng nữa của dòng tên lửa đẩy mạnh nhất lịch sử nước này - Long March (Trường Chinh), trong số đó, Trường Chinh 5B là tên lửa đẩy mạnh nhất, nặng nhất (849 tấn) Trung Quốc.

Nghĩa là, vụ phóng lần này cùng với màn "đáp đất" của lõi Trường Chinh 5B gây "ám ảnh" cho thế giới mới chỉ là điểm khởi đầu! Còn tới 10 vụ phóng tiếp theo để hoàn thành công việc lắp đặt CSS, được công bố là nặng hơn 100 tấn, tồn tại độc lập với Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) hiện nay.

 

Ngày 29/4/2021, Trung Quốc phóng thành công mô-đun lõi có tên là Thiên Hà - nặng hơn 20 tấn - lên quỹ đạo Trái Đất. (Chính trong sự kiện phóng lần này, lõi tên lửa đẩy Trường Chinh 5B - phương tiện phóng Thiên Hà - đã bị mất kiểm soát và rơi xuống Ấn Độ Dương ngày 9/5).

Hiện tại, mô-đun Thiên Hà đang quay bình thường trong vùng quỹ đạo Trái Đất. Đây là mô-đun chính của trạm vũ trụ Thiên Cung - là nơi làm việc dự kiến của ít nhất 3 phi hành gia Trung Quốc trong tương lai.

Thiên Hà được 'quảng cáo' là mô-đun vũ trụ lớn nhất mà quốc gia này từng phát triển: Dài 16,6 mét, ngang 4,2 mét tại điểm rộng nhất và có khối lượng khi cất cánh là 22,5 tấn.

Theo báo cáo của Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), nỗ lực xây dựng CSS Thiên Cung trên không gian yêu cầu thêm 10 lần phóng nữa, kéo dài từ năm 2021 đến 2022. 

10 lần phóng này bao gồm: Thêm 2 lần phóng mô-đun, 4 nhiệm vụ có phi hành đoàn và 4 chuyến bay tàu chở hàng. Và... tất nhiên, Trung Quốc sẽ dùng 3 loại tên lửa đẩy thuộc dòng Trường Chinh để thực hiện 10 sứ mệnh còn lại!

"Khi hoàn thành, CSS của Trung Quốc sẽ tạo thành hình chữ T với mô-đun Thiên Hà ở trung tâm và hai mô-đun khác, là Wentian và Mengtian, ở hai bên" - Zhou Jianping, thiết kế trưởng của Chương trình không gian có phi hành đoàn của Trung Quốc cho biết.

 

Hình minh họa về trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc trên quỹ đạo Trái Đất, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Ảnh: Adrian Mann / tạp chí All About Space / Future PlC)

 


Tên lửa đẩy Trường Chinh 2F của Trung Quốc. Ảnh: CMSEO


Bai Linhou, phó trưởng thiết kế trạm vũ trụ tại Học viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc (CAST), cho biết Thiên Cung khi hoàn thành có thể hỗ trợ nhiều nhất 6 phi hành gia sinh sống và làm việc cùng một lúc.

 

Các quan chức Trung Quốc cho biết việc phóng thường xuyên các tàu vũ trụ có phi hành đoàn và chở hàng sẽ đảm bảo sự hiện diện lâu dài của con người trên quỹ đạo Trái Đất nhằmthực hiện các nghiên cứu về hành tinh và Hệ Mặt trời.

Trạm vũ trụ Trung Quốc sẽ hoạt động trong vùng quỹ đạo Trái Đất tầm thấp (LEO), ở độ cao từ 340 km đến 450 km so với mực nước biển. Dự kiến, Thiên Cung sẽ phục vụ trong 10 đến 15 năm, CCTV đưa tin.

Trong một diễn biến liên quan, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sẽ "nghỉ hưu" năm 2025. Do đó, khi Thiên Cung của Trung Quốc hoàn thành, nó sẽ là trạm vũ trụ tư nhân (ý chỉ của riêng Trung Quốc) duy nhất trên thế giới hoạt động.

Năm 2003, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 thực hiện được chuyến bay vũ trụ độc lập, sau Liên Xô/Nga và Mỹ. Cho đến nay, nước này đã thực hiện 6 phi vụ có phi hành đoàn đi vào không gian.

Liệu Trung Quốc có để lõi tên lửa đẩy bay vào vùng quỹ đạo (thay vì dưới quỹ đạo để đảm bảo an toàn) như Trường Chinh 5B - khiến cư dân hành tinh lo lắng - nữa hay không đang là câu hỏi khiến nhiều người quan ngại. Sau vụ Trường Chinh 5B, liệu nước này có rút bài học kinh nghiệm? Tất cả hãy để thời gian và trách nhiệm của họ trả lời.

 

Tham khảo: Space.com

Nguồn: phapluatbandoc.giadinh.net.vn
27 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.