Chuyên mục
Lịch sử Mỹ sẽ nói gì về Tổng thống Donald Trump?

Lịch sử Mỹ sẽ nói gì về Tổng thống Donald Trump?

Thứ năm 19/11/2020 08:10 GMT + 7

Bất chấp những cuộc chiến pháp lý, đến tháng 1 tới, khả năng Tổng thống thứ 45 vẫn phải rời Nhà Trắng và chính quyền Trump sẽ trở thành lịch sử.

Vậy lịch sử sẽ ghi nhận những gì về Tổng thống Trump?

Việc ông là một Tổng thống tốt hay không từ lâu đã được bàn luận đủ nhiều. Nhưng các sử gia, với vị trí từ xa nhìn lại, có thể sẽ muốn tập trung lý giải nhiều hơn vào sự trỗi dậy của Trump và ý nghĩa của thời kỳ này.

Đó có thể là thời khắc nước Mỹ thay đổi, một cách rất chóng váng.

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)

 

Lịch sử sẽ ghi lại rằng từ cuối những năm 1980, sự đồng thuận mong manh trong Chiến tranh Lạnh kết thúc, nền chính trị Mỹ bắt đầu rạn nứt. Bị chao đảo bởi những biến đổi địa chấn trong công nghệ, bị bỏ lại bởi các phong trào xã hội và thị trường toàn cầu, nhiều người Mỹ mất niềm tin vào các tổ chức lớn - ngân hàng, nhà thờ, truyền thông, quân đội - vốn là nền tảng của cuộc sống cộng đồng.

Các nền tảng chính trị bị rung chuyển khi một loạt của những người nổi tiếng và những nhà cải cách tự phong - Ross Perot, Jesse Ventura, Arnold Schwarzenegger - khai thác điểm yếu đột ngột của các đảng thời đại công nghiệp. Việc ông Barack Obama xô đẩy trật tự của đảng Dân chủ vào năm 2008 là một dấu hiệu cho thấy, tính cách và bản sắc, cuối cùng đã thay thế những cỗ máy đảng.

 

Thế rồi các tài liệu lịch sử sẽ ghi lại rằng vào năm 2016, một đảng Cộng hòa không có lãnh đạo đã chuẩn bị cho một cuộc tiếp quản căng thẳng. Bước vào câu chuyện này là nhân vật được xem như một gã khờ nổi tiếng trên truyền hình, một tỷ phú hào hoa và một nhà dân túy chống nhập cư.

Ý tưởng về một tỷ phú bảo thủ dân túy nghe có vẻ mâu thuẫn với các sinh viên ở thế kỷ 22, họ được học về điều này trên các giảng đường. Nhưng vào năm 2016 ở Mỹ, sự thống nhất về ý thức hệ không phải là một điểm đặc biệt. Donald Trump là một nghệ sĩ giải trí khéo léo, người khiến giới chính trị và truyền thông khiếp sợ, và thế là đủ.

Sinh viên có thể sẽ viết rằng nhiệm kỳ tổng thống ngắn ngủi của ông Trump chủ yếu đáng chú ý vì nó chống lại các chuẩn mực dân chủ của thời đại đó. Trump đã hành xử giống như một người đàn ông quyền lực, hơn là một tổng thống Mỹ - chia sẻ quyền lực với con cái của mình, thông tin sai cho công chúng thông qua tài khoản mạng xã hội, cố gắng thu hút quần chúng bằng các cuộc vận động mang phong cách truyền hình.

Và các "khán giả" ở lại lâu với ông - một phần lớn là những cử tri da trắng và không theo đuổi con đường học hành, vì lời hứa khôi phục quá khứ, "làm nước Mỹ vĩ đại trở lại". Luôn luôn giận dữ, Trump giống như một mỏ neo tự nhiên trong làn sóng oán giận về chủng tộc và kinh tế xã hội, đã truyền từ thế hệ trước ông, những George Wallace đến Richard Nixon cho đến Ronald Reagan.

Tuy nhiên, vào những năm 2020, văn hóa Mỹ đã chuyển dịch nhanh chóng, không thể tránh khỏi hướng tới đô thị hóa hàng loạt và thái độ xã hội khoan dung hơn đi kèm. Các sử gia tương lai hiểu rõ hơn rằng nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump đã đánh dấu, lần cuối cùng, sự trỗi dậy của một hệ tư tưởng đang chết dần.

Họ sẽ nói rằng trong một thời gian ngắn, Trump đã khuyến khích các lực lượng bảo thủ đã bị gạt ra ngoài lề trong những năm trước khi ông lên nắm quyền. Nhưng ông không thể làm gì để đảo ngược quá trình thay đổi bất khả kháng của họ trong vài thập kỷ nữa.

 

Tuy nhiên, các học giả của thế kỷ tới sẽ chỉ ra rằng nhiệm kỳ tổng thống của Trump không chỉ là tấm gương chiếu hậu về nơi nước Mỹ từng tồn tại. Nó cũng là một chiếc đèn pha, soi vào con đường phía trước. 

Bởi vì, sau Trump, chính trị tổng thống sẽ không bao giờ trở thành mục tiêu duy nhất của các đảng phái hoặc các chính trị gia dù họ theo chủ nghĩa nào. Lịch sử sẽ nói rằng người kế nhiệm Trump, Joe Biden, chỉ đại diện cho một sự điều chỉnh ngắn hạn - rằng xu hướng hướng tới chính trị dựa trên cá tính cá nhân sẽ bùng nổ trong những năm sau Trump, tạo ra một bối cảnh chính trị không còn theo trật tự mà các thế hệ trước sẽ không thể nhận ra.

Họ sẽ nói rằng nếu thế kỷ 20 là chuyện của hai đảng lớn và những người trung thành với họ, thì thế kỷ 21 thuộc về một loạt các "đảng bộc phát" tập trung vào những người nổi tiếng, vận động viên, nhà hoạt động và doanh nhân.

Họ sẽ lưu ý rằng hiện tượng này bắt đầu khi các ứng cử viên, như Trump, tạo tiền đề tiếp quản tạm thời các đảng hiện có. Tuy nhiên, trong vòng 20 năm sau Trump, một quốc gia hiện đã bỏ phiếu với tỷ lệ cao hơn bao giờ hết (nhờ thời gian bỏ phiếu được kéo dài và bỏ phiếu điện tử) - sẽ bầu ra tổng thống độc lập đầu tiên, không bị điều động trong bất kỳ cơ cấu đảng nào.

Liệu các nhà sử học có nói đây là một điều tồi tệ hay không lại là một điều khó dự đoán.

Những gì Trump đại diện - cá tính vượt qua đảng phái, người ngoài cuộc vượt qua kinh nghiệm thông thường - có thể thực sự đặt ra một cái tên mới cho chính trị Mỹ. Đó là cách mà một nhà lãnh đạo độc lập, có tư tưởng cải cách, thoát khỏi những kế thừa chính thống, cuối cùng có thể hiện đại hóa chính phủ và khôi phục ý thức về mục đích quốc gia.

 

PHƯƠNG ANH (Theo: The Washington Post)

Nguồn: vtc.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.