Chuyên mục
Khí đốt của Nga có thể bao trùm toàn bộ Châu Âu

Khí đốt của Nga có thể bao trùm toàn bộ Châu Âu

Thứ ba 03/08/2021 09:21 GMT + 7

Hành lang khí đốt phía Nam (SGC) kết nối Đường ống dẫn khí Nam Caucasus, Đường ống dẫn khí đốt xuyên Anatolian (TANAP) và đường ống dẫn khí đốt xuyên Adriatic (TAP) đảm bảo cung cấp khí đốt từ mỏ Shah Deniz ở Biển Caspi của Azerbaijan cho phần Nam Châu Âu gồm các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Albania, Bulgaria và nhiều nước Đông Âu với chiều dài khoảng 3,5 nghìn km.

 

 

Trữ lượng của mỏ Shah Deniz ước tính khoảng 1,2 nghìn tỷ mét khối khí và 240 triệu tấn condensate. SGC mỗi năm cung cấp 16 tỷ mét khối khí, 10 tỷ mét khối cho các nước Nam Âu và 6 tỷ mét khối cho Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn cung cấp khí đốt thương mại của Azerbaijan thông qua đường ống bắt đầu vào tháng 11 năm ngoái. Vào tháng 7, Ủy ban Hải quan Nhà nước (SCC) báo cáo rằng từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, Azerbaijan đã xuất khẩu 10,35 tỷ mét khối khí đốt. Mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước là 57,3%. Nguồn cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ lên tới 6,29 tỷ mét khối, Georgia - 1,99 tỷ mét khối. Các nước Nam Âu chỉ nhận được 2,12 tỷ mét khối. Trong đó, Ý - 1,63 tỷ, Hy Lạp - 266,5 triệu, và Bulgaria - 119,56 triệu mét khối.


Gần đây, một nghiên cứu của Teknoblog từ Nga chỉ ra rằng khí từ Azerbaijan qua SGC sẽ không đủ cung cấp cho Châu Âu như kế hoạch.

SGC không cung cấp dù chỉ một nửa khối lượng kế hoạch cho châu Âu

 


SGC kết nối Đường ống dẫn khí TANAP và TAP. Nguồn: tư liệu


Ngoài cấp khí cho Châu Âu theo số lượng như nêu trên, SGC cung cấp 84,05 triệu mét khối để bù đắp cho việc cung cấp khí đốt của Iran cho khu vực Nakhichevan của Azerbaijan. Năm nay, Azerbaijan có kế hoạch cung cấp 5-5,5 tỷ mét khối khí đốt cho các nước Nam Âu, do đó cần phải tăng sản lượng khai thác. Vào đầu tháng 7, BP đã thông báo "việc bắt đầu sản xuất khí đốt ở sườn đông nam của Shah Deniz như một phần của giai đoạn 2 của quá trình phát triển mỏ, sẽ tăng sản lượng lên 25 tỷ mét khối mỗi năm." Tuy nhiên, không có gì chắc chắn rằng sản xuất sẽ tăng trưởng và duy trì ổn định.

Ngoài ra, cần đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, đặc biệt là vào mùa đông, khi nhu cầu về khí đốt đạt giá trị cao nhất. Theo BP, năm ngoái, nhu cầu khí đốt trong nước ở Azerbaijan lên tới 11,9 tỷ mét khối.

Vì vậy, để tăng xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu của đất nước, lượng khí bổ sung là hoàn toàn cần thiết. Vấn đề là ở chỗ Gazprom sẽ cấp khí bổ sung đó cho Azerbaijan. Vào cuối tháng 7, công ty Nga và Azerkontrakt đã ký một thỏa thuận về việc cung cấp khí đốt cho nhau đến năm 2023. Theo các điều khoản của thỏa thuận, khí đốt sẽ được cung cấp từ Azerbaijan cho Nga vào mùa hè và từ Nga đến Azerbaijan vào mùa đông, Teknoblog cho biết.

Đúng là Nga có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước bằng khí đốt và không cần nguồn cung từ nước ngoài, đặc biệt là vào mùa hè, khi nhu cầu ở mức thấp. Tuy nhiên, Azerbaijan cần khí đốt vào mùa đông để ngăn chặn sự thiếu hụt trong thị trường nội địa và đảm bảo nguồn cung cấp cho Nam Âu nếu có vấn đề với sản xuất tại Shah Deniz.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lấy toàn bộ khí đốt của Azerbaijan?

Thổ Nhĩ Kỳ là khách hàng chính của khí đốt Azerbaijan. Theo thỏa thuận dài hạn, Azerbaijan đã cung cấp 6,6 tỷ mét khối cho Thổ Nhĩ Kỳ thông qua đường ống dẫn khí đốt Nam Caucasus. Vào tháng 4 năm nay, thỏa thuận đã hết hạn nhưng Thổ Nhĩ Kỳ nhất quyết gia hạn. Đồng thời, Ankara muốn giữ nguyên các điều khoản giao hàng. Do sự tăng trưởng của nền kinh tế, nhu cầu về khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng đều đặn trong những năm gần đây, đạt 48,2 tỷ mét khối vào năm ngoái.

Sản lượng riêng của thổ Nhĩ Kỳ không đáng kể - chỉ 441 triệu mét khối - vì vậy đất nước gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp từ các nước khác. Ankara tìm cách đa dạng hóa các nguồn cung ứng. Ngoài Azerbaijan, Nga và Iran cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ thông qua đường ống. Algeria, Nigeria, Mỹ và Qatar cung cấp LNG.

Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan là đối tác có giá trị nhất, vì nước này cung cấp khí đốt với giá thấp hơn các nước khác. Ankara tìm cách tăng khối lượng nhập khẩu khí đốt giá rẻ của Azerbaijan, vì điều này cho phép họ giảm giá khí đốt do các nước khác cung cấp.

Nguồn cung cấp khí đốt của Azerbaijan cho Thổ Nhĩ Kỳ có thể đạt 12,6 tỷ mét khối mỗi năm - 6 tỷ mét khối qua Hành lang khí đốt phía Nam và 6,6 tỷ mét khối qua đường ống Nam Caucasus. Ankara đã tận dụng Baku để đạt được kết quả mong muốn. Và nếu Baku dành khí theo yêu cầu của Ankara, thì người châu Âu sẽ nhận được ít khí hơn. Nhà phân tích của Teknoblog chỉ ra rằng, Châu Âu sẽ chỉ có thể nhận được 10 tỷ mét khối đã hứa qua Hành lang khí đốt phía Nam nếu Gazprom tăng đáng kể nguồn cung cấp khí đốt cho Azerbaijan.

Theo số liệu của Teknoblog, Hành lang khí đốt phía Nam (SGC), vốn tiêu tốn của các nhà đầu tư 45 tỷ USD giờ lại khiến Azerbaijan không thể cung cấp khối lượng khí đốt như đã hứa cho các nước châu Âu.

SGC theo quan điểm của phương Tây, được coi như một sự thay thế cho Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (TurkStream) của Nga, nhằm giảm sự phụ thuộc của các nước Nam Âu vào ảnh hưởng của Moscow. Giờ đây Nga có thể lật ngược ván bài?

Các nhà phân tích của Nga khẳng định rằng, Gazprom có nguồn tài nguyên khổng lồ và có khả năng đảm bảo cung cấp khí đốt liên tục cho các đối tác không chỉ ở châu Âu mà còn ở Nam Caucasus. Nếu SGC mở rộng, thì nhà xuất khẩu khí đốt của Nga sẽ có thể cung cấp thêm khối lượng cung cấp cho châu Âu.


Elena

Nguồn: nangluongquocte.petrotimes.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.