Chuyên mục
Hiện tượng Khá Bảnh và “giang hồ mạng
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Hiện tượng Khá Bảnh và “giang hồ mạng" có đáng lo ngại?

Thứ tư 03/04/2019 16:22 GMT + 7
Hiện tượng “giang hồ mạng” được giới trẻ tung hô và số người đăng ký theo dõi lên tới con số hàng triệu…không “đáng lo ngại”.

Không chủ quan

Trước hết phải thấy rõ, mọi giới (trong đó có giới giang hồ) giờ đây đã thích ứng rất nhanh với công nghệ thông tin và quảng bá hình ảnh.

Nếu như một số người trong giới showbiz cố tình gây scandal bằng những chuyện giới tính, phòng the, yêu đương, “khoe hàng”, tung ảnh nóng, mất cắp…để thêm danh tiếng, thì “giới giang hồ” chỉ cần một vài phút video, với những hình xăm trổ, cơ bắp, đầu tóc, ăn mặc cho đến lời nói, cử chỉ, hành động và ứng xử khác thường… sẽ trở nên nổi tiếng.

Khá "bảnh" đập phá, đốt xe máy. (Ảnh cắt từ clip)

Đối tượng họ hướng tới là giới trẻ, phần lớn là học sinh, sinh viên ở độ tuổi đang lớn. Đó là lý do “giang hồ mạng” kiếm tiền tỉ từ các nhà mạng và cũng lý do họ “đón tiếp nồng nhiệt” mỗi lần xuất hiện.

Nếu hỏi nhiều bạn trẻ “ai đang nổi tiếng trên mạng xã hội?”, họ sẽ không ngần ngại đọc tên ngay những “giang hồ mạng”; thậm chí hào hứng kể về những chi tiết, những câu chuyện mà giới này đang lan truyền.

Nhưng nếu hỏi “10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam” vừa được tuyên dương là ai? Chắc chắn sẽ nhận được nhiều cái lắc đầu “không nhớ, không biết”.

Thấy như vậy cũng không đáng lo ngại. Tuổi của các em là thế. Nếu người lớn thiếu trách nhiệm, ít quan tâm hoặc không lên án hiện tượng “giang hồ mạng”, nhiều em sẽ coi họ như thần tượng và bỏ ngoài tai những lời khuyên tốt.

Vậy nên người lớn đừng lơ là, chủ quan.

Không đến mức lo ngại

Hiện tượng “giang hồ mạng” được giới trẻ tung hô và số người đăng ký theo dõi lên tới con số hàng triệu… không “đáng lo ngại”.

Bởi lẽ, các em sẽ lớn và nhận thức sẽ lớn dần theo năm tháng. Trong môi trường giáo dục bình thường, các em sẽ nhận ra mình cần phải suy nghĩ và hành động thế nào trước cuộc sống hiện tại và tương lai. Khi trưởng thành, các em sẽ tự thấy những mơ ước ngây thơ, non nớt đáng yêu đó đều là kỷ niệm.

Nhớ lại không khí tràn ngập cờ hoa khi đội tuyển U23 Việt Nam dành chiến thắng. Ở đó lòng ngưỡng mộ, tự hào, khát vọng cháy bỏng đã thực sự bùng cháy trong tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là thanh, thiếu niên. Ở đó, những chàng trai Việt mạnh mẽ, tài năng, dạt dào tình cảm khi nói về gia đình, người thân, nói về trách nhiệm trước cộng đồng và Tổ quốc…đã tạo hút thật sự, thần tượng thật sự với giới trẻ cả nước.

Không chỉ bóng đá mà còn nhiều hoạt động nổi bật khác, những người trẻ cũng thể hiện sự ngưỡng mộ bằng thái độ đúng mực, chân thành.

Trở lại hiện tượng “giang hồ mạng”, nhiều em đăng ký theo dõi hoặc cổ vũ chỉ là tò mò, thích cái gì đó “là lạ” so với cuộc sống quen thuộc hàng ngày. Còn để phấn đấu trở thành những người như họ, thì chắc chắn tuyệt đại đa số sẽ “nói không”.

Giáo dục thích ứng

“Thế giới phẳng” giúp giới trẻ vô cùng tiện lợi trong việc tiếp cận thông tin. Chính vì vậy dù muốn hay không các em cũng sẽ được tiếp xúc với thông tin “mặt trái” của cuộc sống. Nhưng cần phải tiếp xúc để biết, để phân biệt phải trái, để tránh tác động tiêu cực đến bản thân. Vì tích cực và tiêu cực luôn là hai mặt song hành, đối lập, tất yếu của cuộc sống.

Nếu chỉ tiếp xúc thông tin một chiều, áp đặt, các em sẽ là những người yếu ớt, lúng túng, thậm chí mê hoặc khi gặp các hiện tượng khác thường; hoặc trở thành những người thụ động, kém tư duy phản biện, cam chịu, ỷ lại.

Nhiệm vụ của người lớn là chia sẻ, bàn luận với các em để phân biệt đâu là hay, đâu là dở? Người lớn không chỉ quan tâm, chia sẻ, làm bạn với các em mà còn phải làm gương.

Ngành giáo dục (kể cả phổ thông và đại học) nên cập nhật, đổi mới tư duy để có “giáo dục thích ứng”.

Bởi các em đang thiếu những tiết học rèn luyện thể chất thực sự hào hứng; ít được giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng tự bảo vệ mình và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, khai thác, lựa chọn thông tin trên không gian mạng. Các em đang bị những môn học quá nặng về lý thuyết; những buổi học thêm, học nâng cao, học để thi đối phó…chiếm lĩnh phần lớn thời gian.

Quan tâm tới giới trẻ, khắc phục những lỗ hổng và giáo dục thích ứng trong điều kiện internet phổ cập, thì giới “giang hồ mạng” hay bất cứ ai có hành động tương tự, cũng chỉ là một chút tò mò, bởi nhận thức của các em bây giờ đã khác, không ai có thể áp đặt khi thế giới thông tin ngày càng rộng mở.

Nguyễn Ngọc Năm
Nguồn: vov.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.