Chuyên mục
EU đã phá vỡ 5 điều cấm kỵ trong 1 năm xung đột Nga - Ukraine

EU đã phá vỡ 5 điều cấm kỵ trong 1 năm xung đột Nga - Ukraine

Thứ tư 22/02/2023 17:02 GMT + 7

Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng 2/2022, EU phải đối mặt với nhiều thách thức và thực hiện những động thái được coi là vượt quá giới hạn so với trước đây.


Cung cấp vũ khí

Trong những năm sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô tan rã, chi tiêu quân sự trên khắp châu Âu sụt giảm khi các ưu tiên chính trị chuyển sang những khu vực khác và công chúng cũng không còn nhớ về mối đe dọa chiến tranh hạt nhân.

Tuy nhiên, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, EU đã quyết định tài trợ cho việc mua và cung cấp vũ khí cho Kiev. “Đây là một thời điểm bước ngoặt đối với EU”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố vào thời điểm đó.

 

Các đội pháo binh Ukraine ở Bakhmut. Ảnh: Reuters.


EU đã sử dụng Quỹ Hòa bình châu Âu (EPF), gói ngân sách chung của khối dành cho viện trợ quân sự, để chi trả các chi phí viện trợ quân sự và hỗ trợ hoạt động mà mỗi nước thành viên cam kết với Ukraine.  

Trong 1 năm xung đột Nga – Ukraine, EPF đã duyệt chi khoảng 3,6 tỷ euro (hơn 3,8 tỷ USD) viện trợ cho Ukraine. Bên cạnh đó, khối cũng thành lập một phái bộ hỗ trợ quân sự để huấn luyện binh sĩ Ukraine tại EU. Nhìn chung, các quốc gia thành viên EU đã cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine khoảng 12 tỷ euro.

Gần đây nhất, vào ngày 23/1, các ngoại trưởng EU đã thông qua gói viện trợ quân sự cho Ukraine trị giá 500 triệu euro. Gói viện trợ mới được thông qua cùng với khoản ngân sách bổ sung 45 triệu euro “thiết bị phi sát thương” cho sứ mệnh huấn luyện quân sự cho Ukraine.

Từ bỏ năng lượng Nga

EU là khu vực phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu của Nga. Năm 2021, EU nhập khẩu khí đốt từ Nga trung bình khoảng 155 tỷ m3/năm, tương ứng với khoảng 45% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của khối. Cũng trong năm 2021, EU đã chi 71 tỷ euro để mua dầu thô và các sản phẩm tinh chế của Nga.

Từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, các nước EU đã nỗ lực cắt giảm phụ thuộc vào năng lượng hoá thạch Nga bằng cách tìm kiếm các nguồn thay thế, kết hợp với điều chỉnh để hạn chế nhu cầu.

EU sau đó đã nỗ lực đa dạng hóa cơ cấu năng lượng của mình. Khí đốt của Nga được thay thế bằng khí đốt từ các đường ống của Na Uy hoặc các tàu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ, Qatar, Nigeria và Algeria.

Ủy ban châu Âu cho biết, từ tháng 1 đến tháng 8/2022, tổng lượng khí đốt EU nhập khẩu khí đốt từ Nga, bao gồm cả LNG, đã giảm 39 tỷ m3. Trong cùng thời gian, nguồn cung cấp LNG từ Mỹ đã tăng gần 80%.

Bên cạnh đó, Ủy ban Châu Âu đã soạn thảo các kế hoạch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy việc triển khai năng lượng tái tạo và thúc đẩy tiết kiệm điện.

Tính đến nay, EU chỉ nhập khẩu hơn 12% lượng khí đốt cần thiết từ Nga.

 

Tịch thu tài sản

Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, EU và các đồng minh đã áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Cho đến nay, EU đã áp dụng 9 gói trừng phạt đối với Nga trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế cũng như các doanh nhân, chính trị gia

Nhiều lệnh trừng phạt của EU được đánh giá là nghiêm khắc và chưa từng có, chẳng hạn như biện pháp cùng với G7 áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga. Hạn chế này khiến Điện Kremlin thiệt hại hơn 160 triệu euro mỗi ngày.

Tuy nhiên, có một động thái đặc biệt đáng chú ý là phương Tây áp đặt lệnh cấm hoàn toàn mọi giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga, đóng băng một nửa trong số 643 tỷ USD dự trữ ngoại hối của nước này.

Trong nỗ lực tái thiết Ukraine, EU đã nghiên cứu tính khả thi của việc sử dụng tài sản trị giá hàng tỷ euro của Ngân hàng Trung ương Nga hiện đang bị các nước thành viên EU đóng băng.

Ý tưởng này chưa có tiền lệ và đã được các chuyên gia pháp lý đánh giá là vô cùng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt pháp lý vì dự trữ tiền tệ là tài sản nhà nước và được bảo vệ đặc biệt theo luật pháp quốc tế mà tất cả các quốc gia phải tôn trọng.

Đồng thời, EU cũng đang lên kế hoạch tịch thu các tài sản tư nhân bị thu giữ từ các nhà tài phiệt Nga, chẳng hạn như du thuyền và biệt thự, sau đó bán để gây quỹ bổ sung cho Ukraine.

 

Mai Trang (Tổng hợp)

Nguồn: vov.vn
27 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.