Chuyên mục
Du học Thụy Sỹ ngành quản lý khách sạn và du lịch - Phần 2: Du học thế nào cho đúng?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Du học Thụy Sỹ ngành quản lý khách sạn và du lịch - Phần 2: Du học thế nào cho đúng?

Chủ nhật 14/10/2018 10:06 GMT + 7


Như đã nói ở phần 1, du học là việc đầu tư vào con người và là việc rất nghiêm túc. Chính vì vậy, để đi du học không phải chỉ bỏ một khoản tiền ra là đủ mà cần có sự chuyển bị kĩ lưỡng và chọn cách đi cho đúng.

Trước hết, đó là việc chuyển bị ngoại ngữ. Đi du học, bạn sẽ phải học bằng ngôn ngữ khác. Đó là tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc,.. tùy theo nơi và trường mình học. Để có thể học tốt bạn phải giỏi ngoại ngữ, nghe thông viết thạo. Hơn nữa, du học không chỉ học tập mà còn là sống và hội nhập với những nền văn hóa khác; làm quen, giao lưu với bè bạn bốn phương và tìm kiếm cơ hội việc làm ở môi trường quốc tế. Càng giỏi ngoại ngữ bao nhiêu càng thuận lợi bấy nhiêu.

Khi đi du học bạn sẽ phải trả lời cho khá nhiều câu hỏi: học ngành gì, ở đâu; xin nhập học, xin học bổng thế nào; học phí và chi phí cho sinh hoạt ra sao; cần chuyển bị những kĩ năng, kiến thức gì, thủ tục xin visa..? 

Tuổi trẻ, ai cũng mơ ước những điều tốt đẹp nhất cho mình. Nhiều bạn chắc sẽ ước mơ được học ở những trường nổi tiếng hàng đầu của thế giới như Harvard, MIT, Cambridge, Oxford,... Tuy nhiên, giấc mơ là giấc mơ, hiện thực đôi khi lại rất xa vời.

Câu hỏi đầu tiên cho việc du học là chọn ngành nghề sao cho đúng. Điều này phụ thuộc vào sở thích và khả năng của mỗi người. Bạn cần đánh giá đúng sở trường, khả năng cũng như lĩnh vực mà mình say mê, yêu thích. Chọn ngành theo sở thích và khả năng thì việc học hành sẽ thuận lợi, sau này đi làm có hứng thú cũng dễ phát triển hơn. Tuy nhiên, nhiều khi ngành mình thích đầu ra lại khó khăn, kiếm công ăn việc làm không dễ. Nhiều lúc chúng ta sẽ phải chọn một trong hai: hoặc theo ngành mình yêu thích hoặc theo ngành dễ có công ăn việc làm, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp tốt. Chọn theo hướng nào là điều mà mỗi người phải cân nhắc.

Định hướng được ngành nghề, bước tiếp theo là chọn nước du học. Có những ngành bạn có thể theo học ở nhiều nước khác nhau vì có nhiều nước mạnh và có truyền thống về ngành này. Nhưng có những ngành lại là sở trường chỉ ở một số nước. Tôi còn nhớ có lần sang Anh gặp anh bạn làm tin học ở đại học Cambridge. Cứ ngỡ ở Anh ngành nào cũng mạnh, học cái gì cũng tốt. Khi tham khảo ý kiến về việc cho con sang học CNTT ở Anh, anh khuyên: nếu học tài chính, quản trị kinh doanh,.. thì nên sang Anh, còn học kĩ thuật thì nên sang Mỹ, Canada hay Đức, Pháp. Các nước đó mạnh hơn chứ Anh đào tạo về kĩ thuật không mạnh lắm (theo nghĩa đỉnh cao). 

Sinh viên Việt Nam tại trường IMI

Để chọn nước du học bạn sẽ phải tính đến nhiều điều: nước đó có mạnh về ngành mình theo học hay không, sự chuyển bị về ngoại ngữ, tiền học và chi phí ăn ở, điều kiện nhập học và thủ xin visa du học, chính sách định cư, cơ hội công ăn việc làm… Từ tất cả các yếu tố này ta sẽ phải chọn phương án nào là thích hợp và tối ưu nhất cho mình. Có thể kể ra đây một vài ví dụ minh họa để bạn đọc hiểu thêm và cân nhắc khi chọn nước mà mình sẽ đến học. Ở một số nước học tại các trường đại học công lập sẽ không mất tiền học, chẳng hạn như Thụy Điển, Phần Lan,.. Tuy nhiên, để được nhận học điều kiện cần thiết (chưa đủ) là phải biết tiếng địa phương. Điều này chính là rào cản khiến cho ít người đến du học tại các nước đó. Pháp hay Đức có nền giáo dục đại học cũng rất tốt nhưng để được nhà trường tiếp nhận và nhất là để được cấp visa du học học sinh phải có chứng chỉ và trình độ ngoại ngữ tương đối tốt. Nếu không xác định từ đầu, có sự chuyển bị về ngoại ngữ (tiếng Đức hay tiếng Pháp) trong nhiều năm mà chỉ đến năm cuối phổ thông mới có ý định thì khó có thể kịp để đủ trình độ tiếng đáp ứng đòi hỏi này.Thêm nữa, một trong những lí do mà nhiều người thích theo học ở các nước dùng tiếng Anh hơn tiếng Đức (hay Pháp) vì tiếng Anh trên thế giới được sử dụng nhiều hơn so với tiếng Đức. Vì lí do này mà cơ hội công ăn việc làm, mở ra với thế giới cho người thạo tiếng Anh là lớn hơn. Một thí dụ khác: trước đây Anh là một điểm đến du học thuộc loại hấp dẫn nhất. Ngoài chuyện Anh có một nền giáo dục hàng đầu, cơ hội sau khi học rồi xin được việc và ở lại tương đối cao. Chính phủ Anh cho phép sinh viên sau khi tốt nghiệp được ở lại 2 năm để tìm việc. Từ khi chính phủ Anh thay đổi chính sách ngoại kiều, không cho phép sinh viên nước ngoài tốt nghiệp ở lại, sự hấp dẫn du học Anh giảm hẳn. Như vậy, tùy theo mục đích và hiện trạng của từng người, ta sẽ phải xem xét và cân nhắc rất nhiều điều để chọn nước và chuyển bị cho việc du học được tốt. 

Bước tiếp theo là chọn trường. Đây có lẽ là bước quan trọng nhất. Đầu ra sau khi tốt nghiệp và khả năng thăng tiến nghề nghiệp phụ thuộc nhiều vào uy tín và chất lượng giáo dục của trường. Do vậy, việc tìm hiểu và chọn trường cho đúng là rất quan trọng. Thứ hạng của trường (trong các bảng xếp hạng có uy tín của thế giới) là một chỉ số biểu hiện uy tín và chất lượng của nó. Tuy nhiên, nhiều người lại quan tâm hơn đến thứ hạng về ngành học cụ thể hơn là thứ hạng chung của trường. Thậm chí, đôi khi  trường có thứ hạng kém hơn một chút nhưng với những tiêu chí về tỉ lệ sinh viên xin được việc đúng nghề, chẳng hạn trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp hay mức lương trung bình của sinh viên tốt nghiệp sau 5 năm lại được coi trọng hơn những thang bậc đánh giá chung. Trường tốt là yếu tố quan trọng, tuy nhiên để chọn trường còn phải tính đến những điều liên quan khác. Chẳng hạn: học phí, độ khó hay tỉ lệ rơi rụng không tốt nghiệp, môi trường sinh viên… Khác với các trường đại học của Việt Nam hay của Nga, ở nhiều nước không phải cứ vào được đại học là sẽ ra được. Thậm chí, với một số trường thì tỉ lệ rơi rụng khá lớn. Do vậy, chọn trường tốt nhưng phù hợp, không khó quá so với khả năng của mình cũng là điều quan trọng. Thông thường, người ta phải tìm hiểu rất nhiều trường rồi lọc ra một số trường với các thang bậc xếp hạng cao thấp khác nhau sao cho phù hợp với những tiêu chí của mình để nộp hồ sơ.

1. HỘI THẢO DU HỌC THỤY SĨ
Trường Quản lý khách sạn và du lịch IMI 
(International Management Institute Switzerland)

Thời gian: 03.11.2018 (18:00 THỨ 7)
Địa điểm: khách sạn National, Moscow

Nhấn chuột xem trên bản đồ tại đây:

2.  HỘI THẢO DU HỌCTHỤY SĨ
Các trường Quản lý khách sạn và du lịch thuộc tập đoàn SEG (SHMS, HIM, IHTTI, Cesar-Ritz colleges, Culinary Arts Academy)
 
Thời gian: 17.11.2018 (18:00 THỨ 7)
Địa điểm: khách sạn Metropol, Moscow

Nhấn chuột xem trên bản đồ tại đây:

Đăng kí tham gia hội thảo:
chị Tâm (Du học Tâm Phong): Tel./viber: +7-926-2111427, +7-905-5725117
Email: duhoc7777@yahoo.com
Nguồn: Du học Tâm Phong
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.