Chuyên mục
Đề nghị tử hình Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Đề nghị tử hình Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc

Thứ bảy 14/12/2013 04:21 GMT + 7
8 bị cáo còn lại bị đề nghị phạt tù có thời hạn, cao nhất từ 28-30 năm tù, thấp nhất từ 6-8 năm tù.

Chiều 13.12, phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm đã kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần tranh luận.

 

Luận tội, đại diện VKS cho rằng trong thời gian Vinalines tiến hành triển khai dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía nam, từ đầu năm 2007 đến 2008, Vinalines đã tiến hành thương thảo, quyết định phương án mua, ký hợp đồng nhậu khẩu ụ nổi 83M với công ty AP (Singapore).

Quá trình triển khai dự án, Dương Chí Dũng cùng 9 bị cáo đã cố ý làm trái các quy định nhà nước có liên quan gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước gần 367 tỉ đồng. 

Thông qua việc mua ụ nổi trái quy định của nhà nước, sau khi thanh toán 9 triệu USD cho công ty AP, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn và Trần Hữu Chiều đã tham ô hơn 28 tỉ đồng. 

Trong đó, Dũng, Phúc mỗi bị cáo nhận 10 tỉ đồng; Chiều nhận 340 triệu đồng; Sơn nhận 5,8 tỉ đồng (cho em gái 2 tỉ đồng). Đây là số tiền mua ụ nổi đã thanh toán và được công ty AP chuyển lại Việt Nam cho 4 bị cáo chia nhau.

Theo đại diện VKS, sau hai ngày xét xử, các bị cáo đã đổ trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau nhưng hành vi phạm tội của bị cáo đã được xác định rõ, phù hợp với các chứng cứ đã được cơ quan điều tra thu thập.

Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đã khai báo quanh co, chối tội, vì vậy đề nghị HĐXX tăng nặng hình phạt với 2 bị cáo này. 5 bị cáo thuộc cấp của Dũng được đánh giá đã khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, tự động khắc phục hậu quả nên VKS đề nghị tòa giảm nhẹ hình phạt.

Ba bị cáo tại Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa cũng kêu oan vì cho rằng mình đã làm đúng chức trách, nhiệm vụ khi cho nhập khẩu ụ nổi 83M. Theo quy định của pháp luật, ụ nổi không phải là tàu biển, nên 3 bị cáo này đã làm theo đúng hiệp ước quốc tế nên không thể kết tội họ được.

Tuy nhiên, theo đại diện VKS, theo quy định của luật Hải quan và các văn bản khác, ụ nổi vẫn phải đáp ứng những điều kiện cụ thể. Do đó, việc truy tố 3 bị cáo này về tội cố ý làm trái là đúng người, đúng tội.

Theo đó, đại diện VKS đề nghị tòa tuyên phạt:

1. Dương Chí Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ GTVT): tử hình về tội tham ô tài sản, 20 năm tù về tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng (cố ý làm trái). Tổng hợp hình phạt là tử hình.

2. Mai Văn Phúc (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, nguyên Tổng giám đốc Vinalines): tử hình về tội tham ô tài sản, 20 năm tù về tội cố ý làm trái. Tổng hợp hình phạt là tử hình.

3. Trần Hữu Chiều (nguyên Phó TGĐ Vinalines): 13-14 năm tù tội tham ô tài sản, 9-10 năm cố ý làm trái. Tổng hợp hình phạt từ 22-24 năm tù.

4. Bùi Thị Bích Loan (nguyên Trưởng Ban Tài chính kế toán Vinalines): 6-8 năm tội cố ý làm trái.

5. Trần Hải Sơn (nguyên TGĐ công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines): 19-20 năm tù tội tham ô tài sản, 9-10 năm tù tội cố ý làm trái. Tổng hợp hình phạt 28-30 năm tù. 

6. Mai Văn Khang (nguyên Phó TGĐ công ty TNHH một thành viên Viễn Dương Vinashin): 8-10 năm tù tội cố ý làm trái.

7. Lê Văn Dương (đăng kiểm viên thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam): 6-8 năm tù tội cố ý làm trái.

8. Huỳnh Hữu Đức (nguyên phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa): 6-8 năm tù tội cố ý làm trái.

9. Lê Văn Lừng (cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa): 6-8 năm tù tội cố ý làm trái.

10. Lê Ngọc Triện (cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa): 6-8 năm tù về tội cố ý làm trái.

Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị tuyên buộc Dũng, Phúc, Chiều, Sơn bồi thường số tiền hơn 28 tỉ đồng tham ô. 10 bị cáo bị buộc bồi thường hơn 336 tỉ đồng thiệt hại cho nhà nước.

Sau phần luận tội, phiên tòa bắt đầu phần tranh luận được đánh giá là "căng thẳng" với phần bào chữa của các luật sư.


Thanh Lưu
Nguồn: motthegioi.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.