Chuyên mục
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời ở tuổi 100

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời ở tuổi 100

Thứ năm 30/11/2023 10:13 GMT + 7

Là nhà ngoại giao kỳ cựu trải qua 2 đời Tổng thống Mỹ, Henry Kissinger để lại dấu ấn của mình trong hàng loạt vấn đề quốc tế giai đoạn bấy giờ, bao gồm Chiến tranh Việt Nam.


Cựu Ngoại trưởng và cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, Henry Kissinger, đã qua đời hôm 29/11 tại nhà riêng ở tiểu bang Connecticut, ở tuổi 100, một tuyên bố từ công ty tư vấn của ông, Kissinger Associates Inc, cho biết.

Ông Kissinger (SN 1923 ) tại Weimar, Đức trong một gia đình tị nạn gốc Do Thái.

Năm 1938, khi Kissinger 15 tuổi, gia đình ông chạy trốn khỏi cuộc đàn áp của Đức Quốc xã, đến định cư một thời gian ngắn ở London, Anh trước khi đến New York, Mỹ vào tháng 9 cùng năm.

Ông trở thành công dân Mỹ vào năm 1943, lúc 20 tuổi, khi đang tham gia quân đội trước khi phục vụ trong Thế chiến 2; lấy bằng thạc sĩ năm 1952 và bằng tiến sĩ năm 1954 tại Đại học Harvard, nơi ông tiếp tục giảng dạy.

 

Ông Henry Kissinger. Ảnh: Daniel Vogl / Getty.


Những năm 1950, 1960, ông làm việc trong một số cơ quan của Chính phủ Mỹ.

Năm 1968 ông được Tổng thống Richard Nixon bổ nhiệm giữ chức Cố vấn An ninh quốc gia và trở thành Ngoại trưởng tháng 9/1973.

Tháng 8/1974, sau khi Tổng thống Richard Nixon từ chức, ông Kissinger tiếp tục giữ chức Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Gerald Ford, cho đến tháng 1/1977.

 


Ông Henry Kissinger trong cuộc họp báo đầu tiên trong tư cách Ngoại trưởng Mỹ năm 1973. Ảnh: Getty.

 

Sau khi rời Bộ Ngoại giao vào năm 1977, ông Kissinger trở thành một nhà viết sách rất được chú ý chuyên về chính sách ngoại giao- đối ngoại, đồng thời là nhà bình luận truyền thông thường xuyên về các vấn đề quốc tế.

Sau này, ông lấn sân sang lĩnh vực tư vấn chính sách quốc tế.

Ông trở lại chính phủ liên bang một thời gian ngắn vào năm 2002 khi Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm lãnh đạo một ủy ban điều tra các sự kiện dẫn đến vụ tấn công khủng bố ngày 11/9. Tuy nhiên ông đã từ chức chỉ một tháng sau đó do áp lực từ các đảng viên Dân chủ.

 


Cố vấn Lê Đức Thọ (bên trái) và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger (giữa) sau lễ ký tắt Hiệp định Paris ngày 23/1/1973. Nguồn: missoulian.com


Ông đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 1973 vì những nỗ lực giúp thiết lập lệnh ngừng bắn và rút quân Mỹ khỏi Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam .

Là nhà ngoại giao kỳ cựu trải qua 2 đời Tổng thống Mỹ, ông Kissinger để lại dấu ấn của mình trong Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Bangladesh, Chiến tranh Ả Rập- Israel 1973, các can thiệp của Mỹ ở đảo Síp, Mỹ Latinh, Chile, Argentina, Fhodesia, Đông Timor,..

Ông được ghi nhận có vai trò mở đường trong việc tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc năm 1972, chấm dứt 23 năm cô lập ngoại giao và thù địch lẫn nhau.

Ông cũng được ghi nhận có vai trò quan trọng dẫn đến các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí mang tính bước ngoặt giữa Mỹ và Liên Xô, cũng như việc mở rộng mối quan hệ giữa Israel và các nước láng giềng Ả Rập.

 

Văn Phong

Nguồn: baovephapluat.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.