Chuyên mục
Chuyên gia Mỹ nghi ngờ vai trò của WHO trong việc điều tra nguồn gốc Covid-19

Chuyên gia Mỹ nghi ngờ vai trò của WHO trong việc điều tra nguồn gốc Covid-19

Thứ bảy 03/07/2021 14:49 GMT + 7

Nhiều chuyên gia Mỹ cho rằng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) không phù hợp cho nhiệm vụ điều tra nguồn gốc Covid-19 sau những căng thẳng chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.

 

Các chuyên gia WHO điều tra nguồn gốc Covid-19 tại Trung Quốc. REUTERS

 

Hồi tháng 3, nhóm điều tra của WHO và Trung Quốc kết thúc cuộc nghiên cứu chung về nguồn gốc Covid-19 và kết luận rằng virus có thể nhảy từ động vật sang người và giả thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm là cực kỳ khó xảy ra.


Tuy nhiên, một số nước không hài lòng về cuộc điều tra và yêu cầu Trung Quốc cho phép tiếp cận với đầy đủ thông tin, minh bạch hơn trong việc điều tra. Giả thuyết đại dịch xuất phát từ phòng thí nghiệm đã được khơi lại gần đây và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh giới tình báo điều tra khả năng này.


Trong khi đó, Giám đốc chương trình khẩn cấp của WHO Michael Ryan nói cơ quan làm việc trên nguyên tắc tập thể và không có thẩm quyền để bắt buộc Trung Quốc phải hợp tác. Một số chuyên gia cho rằng đó chính là lý do khiến cuộc điều tra sắp tới của WHO sẽ thất bại, theo AP ngày 2.7.

 

“Chúng ta sẽ không bao giờ tìm ra nguồn gốc dựa vào WHO. Trong một năm rưỡi, họ đã bị Trung Quốc ngăn chặn và rất rõ ràng là họ sẽ không thể tìm ra ngọn ngành”, ông Lawrence Gostin, Giám đốc Trung tâm cộng tác WHO về luật y tế công và nhân quyền tại Đại học Georgetown nhận xét.


Trong cuộc điều tra đầu tiên, tổ công tác của WHO không chỉ phải xin phép của Trung Quốc về danh sách các chuyên gia tham gia điều tra, mà còn về chương trình điều tra và phải báo cáo lại kết quả cuối cùng.


Nhà sinh vật học Richard Ebright tại Đại học Rutgers gọi việc WHO phải được sự chấp thuận của Trung Quốc trong cuộc điều tra đầu tiên là “trò hề”, đồng thời cho rằng việc xác định nguồn gốc virus mang những yếu tố chính trị vượt ngoài chuyên môn của WHO.


Ông Gostin cho rằng Mỹ và các nước nên chắp nối các thông tin tình báo có được cho WHO, điều chỉnh luật y tế quốc tế để trao quyền cho cơ quan Liên Hiệp Quốc này điều tra mà không bị ràng buộc, hoặc tạo ra cơ quan mới để điều tra.

 


Nhân viên an ninh bên ngoài Viện Virus học Vũ Hán

 

Chuyên gia Jamie Metzl thuộc tổ tư vấn của WHO cùng các đồng nghiệp đề xuất nhóm G7 nên thực hiện cuộc điều tra. Trong khi đó, giáo sư Jeffrey Sachs tại Đại học Columbia nói Mỹ cũng nên sẵn sàng bị điều tra và có thể nhận trách nhiệm như Trung Quốc vì “Mỹ liên quan sâu vào nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm tại Vũ Hán”.


Theo AP, ông Sachs nhắc đến việc Mỹ tài trợ cho một số nghiên cứu gây tranh cãi và tìm kiếm virus trên động vật có khả năng gây đại dịch tại Vũ Hán.

 

“Ý kiến cho rằng Trung Quốc đang hành xử tệ là tiền đề sai lầm đề bắt đầu cuộc điều tra này. Nếu công việc thí nghiệm được xác định chịu trách nhiệm gây ra đại dịch, thì khả năng cả Mỹ và Trung Quốc đã làm việc chung cho một sáng kiến khoa học là rất cao”, ông Sachs nói.


Trong giai đoạn 2, các nhà điều tra có thể sẽ tìm hiểu kỹ hơn về ca nhiễm Covid-19 đầu tiên và xác định loài động vật phát tán virus.


Vi Trân

Nguồn: thanhnien.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.