Chuyên mục
Cấm vận Nga, gánh nặng đặt lên vai bà Merkel?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Cấm vận Nga, gánh nặng đặt lên vai bà Merkel?

Thứ hai 21/11/2016 03:49 GMT + 7
Washington và đồng minh cấm vận Nga đã giúp cho Bắc Kinh hưởng lợi rất lớn và quay lại làm hại chính Washington và các đồng minh của họ...

Các hãng Reuters của Anh và The New York Times của Mỹ ngày 18/11 đưa tin Tổng thống Mỹ Barak Obama và lãnh đạo “bộ ngũ quyền lực” của Châu Âu gồm Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Holland, Thủ tướng Italia  Mateo Renzi, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy và Thủ tướng Anh Theresa May đã đồng ý kéo dài lệnh cấm vận nước Nga.

Nguyên nhân không chỉ còn là vai trò của Moscow trong cuộc xung đột tại Ukraine mà đã kéo thêm cả hành động của Kremlin trong cuộc nội chiến tại Syria. Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu tại một cuộc họp báo rằng để quyết định kéo dài biện pháp trừng phạt Moscow thì chỉ thực hiện hiệp định hòa bình phù Minsk là chưa đủ.

Obama và các nhà lãnh đạo EU đã thảo luận mối quan tâm về Syria, kêu gọi quân chính phủ Syria, Nga và Iran chấm dứt ngay lập tức tấn công vào các lực lượng quân phiến loạn tại Aleppo. Người đứng đầu Liên minh Quốc gia Syria đối lập Anas al-Abdah mong muốn Tổng thống Mỹ và các lãnh đạo EU chỉ trích mạnh mẽ hơn nữa và tăng cường sức ép với Assad, Nga và Iran.

Tổng thống Obama và "bộ ngũ quyền lực" tại Châu Âu đang bàn bạc việc tiếp tục cấm vận Nga. Ảnh : Reuters

Thế là rõ ràng Washington và đồng minh tiếp tục có cớ để ép Moscow trên mặt trận mới Syria, sau khi đã bị việt vị trong ván cờ tàn Ukraine. Tuy nhiên cá nhân người viết cho rằng, việc gia tăng cấm vận Moscow lúc này có thể là hạ sách của Mỹ và bộ ngũ quyền lực Châu Âu. Tại sao vậy?

Kéo dài trừng phạt Nga lúc này đã trở thành dao hai lưỡi với Washington và các đồng minh.

Reuters cho biết, những tuyên bố được các nhà lãnh đạo hai bên bờ Đại Tây Dương đưa ra trong bối cảnh đang dấy lên lo ngại Tổng thổng Mỹ Donald Trump không tiếp tục viện trợ quân sự cho các thành viên NATO nếu đóng góp không tương xứng với cam kết quốc phòng của họ. Cùng với đó là lo ngại Trump sẽ gần gũi với Putin, từ đó phá vỡ phòng tuyến cấm vận của phương Tây.

Như vậy, rõ ràng việc gia tăng cấm vận là gượng ép, thiếu động lực. Khi quyết định cấm vận Nga trong ván cờ Ukraine, việc Mỹ và đồng minh có rất nhiều động lực cho việc thực hiện, nhằm buộc Moscow phải chịu thiệt hại với “nước cờ cao mà không hay” của Putin, qua đó “dạy cho Nga một bài học” thế nào là chủ quyền quốc gia.

Đến nay, sau hơn 2 năm cấm vận nước Nga, Washington và đồng minh đã không đạt được mục đích quan trọng nhất của mình là buộc Kremlin nhượng bộ, thậm chí chính các tác giả của lệnh cấm vận cũng phải chịu thiệt hại không kém gì nước Nga của Putin. Điều nguy hại hơn cả là chính con bài cấm vận khiến cho lực lượng cầm quyền tại Mỹ và đồng minh phải trả giá, khi quyền lực đang bị đe doạ hay phải rời bỏ quyền lực trong cay đắng.

Hiện tượng Trump tại Mỹ, Marine Le Pen tại Pháp, lực lượng cực hữu tại Đức, Tây Ban Nha hay sự kiện Brexit đều có nguyên nhân từ cấm vận Nga, mà chính lãnh đạo Mỹ và phương Tây cũng phải thừa nhận. Nhật Bản đang tìm cách phá rào cấm vận, hướng về Nga hay đời sống chính trị tại một số quốc gia đông Âu nằm trong NATO, hay EU đảo chiều là nguy hại quá lớn cho Washington và các đồng minh, mà không thể phủ nhận có phấn tác động tiêu cực từ hiệu ứng cấm vận Nga.

Khi động lực không còn, thậm chí đối mặt với nguy hại từ việc trừng phạt Nga, mà Obama và các đồng minh vẫn cứ cố gắng theo đuổi triệt hạ Putin sẽ khiến cho hành động của họ trở thành dao hai lưỡi với chính họ và có thể làm thiệt hại cho chính người dân đất nước mình. Tại sao vậy?

Mặt khác, trừng phạt là ý chí nhà nước đối với sự đe dọa từ kẻ thù hay sự nguy hại từ các đối thủ, đối tác nên chỉ cần một chủ thể chứng minh được lợi ích quốc gia, dân tộc của mình bị tổn hại hay có thể bị tổn hại từ đối phương là có thể áp lệnh trừng phạt. Nghĩa là sự việc chỉ diễn ra một chiều và đối tác không có quyền chứng minh để bác bỏ hay gạt bỏ.

Tuy nhiên, khi dỡ bỏ lệnh trừng phạt thì lại không đơn giản như thế. Việc dỡ bỏ trừng phạt phải được dựa trên cơ sở từ cả hai phía, chủ thể áp lệnh trừng phạt và đối tượng bị trừng phạt. Thứ nhất, chủ thể muốn dỡ bỏ trừng phạt thì phải chứng minh được biện pháp trừng phạt không còn giá trị vì đối tượng đã thay đổi phù hợp với việc điều chỉnh bởi lệnh trừng phạt.

Thứ hai, đối phương phải chứng minh được sự phi lý, vô lý của lệnh trừng phạt áp đặt với họ hoặc phải chứng minh được họ đã thay đổi theo sự hiệu chỉnh bởi lệnh trừng phạt. Trình tự các bước cũng như thủ tục pháp lý rất phức tạp và cũng vì đó mà thời gian sẽ kéo dài. Điều này rất tệ hại cho chủ thể của lệnh trừng phạt, bởi qua đó giúp nhiều bên thứ ba trở thành “ngư ông đắc lợi”.

Trong trường hợp Washington và đồng minh cấm vận Nga đã giúp cho Bắc Kinh hưởng lợi rất lớn và quay lại làm hại chính Washington và các đồng minh của họ.
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.