Chuyên mục
Australia gửi công hàm lên LHQ phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Australia gửi công hàm lên LHQ phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Thứ bảy 25/07/2020 05:03 GMT + 7

Phái đoàn Australia tại LHQ hôm 23/7 gửi công hàm “phủ nhận tất cả các yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS)”.

Phái đoàn Australia tại Liên hợp quốc ngày 23/7 gửi công hàm phản đối các yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).

“Chính phủ Australia phủ nhận tất cả các yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), đặc biệt là những yêu sách trên biển không tuân thủ các quy tắc của công ước về đường cơ sở, các khu vực trên biển và các phân loại thực thể”, văn bản viết.

 

Thủ tướng Australia Scott Morrison. (Ảnh: AP)

 

Australia cũng phủ nhận yêu sách của Trung Quốc với cái gọi là “quyền lịch sử” hay “quyền và lợi ích hàng hải” mà họ nói là được thành lập “trong quá trình thực thi lịch sử” ở Biển Đông.

Australia nhắc lại phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài Thường trực đã phán quyết những yêu sách này là không phù hợp với UNCLOS, và vì vậy nó vô hiệu.

Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Australia hôm 24/7 chỉ trích “hành vi bắt nạt” của Trung Quốc trên Biển Đông, trước các cuộc gặp cấp cao với Washington. Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynolds và Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne sẽ đến Mỹ hôm 26/7.

Sau khi Mỹ bác yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông, Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định nước này “ủng hộ mạnh mẽ tự do hàng hải” ở vùng biển này.

Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Australia cũng khẳng định điều này khi cho biết “quan điểm lâu dài và nhất quán của Australia là tất cả các yêu sách ở Biển Đông cần được đưa ra và giải quyết theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982”.

 

Phái đoàn Australia tại Liên hợp quốc hôm 24/7 gửi công hàm “phủ nhận tất cả các yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS)”. (Ảnh chụp màn hình)


Trước Australia, Philippines và Indonesia đã có phản ứng sau khi sau khi Ngoại trưởng Mỹ đưa ra tuyên bố về "Lập trường của Mỹ với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông". Sau khi Ngoại trưởng Mỹ đưa ra tuyên bố về "Lập trường của Mỹ với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông", bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển này, Philippines bày tỏ sự ủng hộ trong khi Indonesia cho rằng đó là điều rất "hợp lý".

Ngày 15/7, liên quan đến Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về lập trường của Mỹ đối với các yêu sách biển ở Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

"Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế. Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó". 

Bà Hằng nhấn mạnh Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.

 

PHƯƠNG ANH

Nguồn: vtc.vn
29 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.