Chuyên mục
9 tư thế yoga hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy bụng

9 tư thế yoga hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy bụng

Thứ bảy 06/11/2021 11:04 GMT + 7

Những bữa tiệc ăn uống triền miên có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 9 tư thế yoga sau sẽ giúp làm dịu hệ tiêu hóa sau những bữa ăn 'nặng' hơn bình thường.


Những lúc ăn uống cùng người thân, bạn bè là khoảng thời gian tuyệt vời, tuy nhiên dạ dày lại bắt chúng ta phải trả giá cho việc này. Để giảm bớt đầy hơi và ngăn ngừa đau bụng, một số tư thế yoga có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông các chất lỏng đến các cơ quan trong ổ bụng, rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa.

Tình trạng co cơ và khó tiêu mà bạn cảm thấy có thể gây ra một số biến chứng cho cơ thể về lâu dài như hội chứng ruột kích thích…

Trước hoặc sau bữa ăn, một số tư thế yoga nhất định sẽ giúp bạn không có cảm giác nặng nề, khó chịu. Bạn có thể thực hiện các bài tập này vào buổi sáng khi bụng đói hoặc vài giờ sau khi ăn quá đà.

Ngoài tập luyện, bạn nên: Nhai kỹ, ăn chậm, nghỉ giải lao đều đặn giữa mỗi lần ăn để lắng nghe cảm giác no. Ngay khi có thể, hãy xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ và hít thở một vài hơi.

Tùy thuộc vào hình dáng cơ thể và cảm nhận, bạn hãy thực hiện các tư thế yoga khác nhau hoặc chọn một tư thế mà bạn cho là phù hợp với mình nhất. Giữ mỗi tư thế từ 1 đến 3 phút và luôn nghĩ về nhịp thở.

1. Tư thế apanasana (tư thế chắn gió)

Cách thực hiện:

 

Nằm ngửa.


Đưa đầu gối về phía ngực và ép bụng nhẹ (giúp kích thích quá trình lưu thông máu trong dạ dày).

Bài tập giúp thúc đẩy tiêu hóa tốt. Bạn có thể thực hiện một vài chuyển động từ trái sang phải để tăng cảm giác sảng khoái.

 

Tư thế apanasana kích thích lưu thông máu trong dạ dày.

 

2. Tư thế rắn hổ mang

Cách thực hiện:

 

Nằm sấp.

Hai chân duỗi thẳng và bàn chân khép vào nhau.
Đặt tay dưới vai ngang tầm ngực.
Nâng phần trên cơ thể trong khi hít vào.
Nhìn thẳng về phía trước, giữ sao cho cổ được thẳng.
Giữ nguyên tư thế trong khi hít vào.
Đặt cơ thể nằm xuống nhẹ nhàng khi thở ra.


Sự mở ra của thân trên giúp thư giãn dạ dày, từ đó làm cho tiêu hóa tốt hơn.

 


Sự mở ra của thân trên giúp thư giãn dạ dày.


3. Gập người về phía trước

Sau một bữa ăn nặng nên tập để kích thích hoạt động của gan, thận, tuyến tụy hoặc buồng trứng.

Cách thực hiện:

Ngồi thẳng chân.
Duỗi nhẹ cánh tay về phía trước, đồng thời giữ thẳng lưng.
Ngả người về phía trước và cố gắng chạm chân vào ngực.
Nếu bạn đủ dẻo, hãy nắm lấy bắp chân hoặc bàn chân của mình.

 


Tư thế giúp kích thích hoạt động của gan, thận...

 

4. Ngồi vặn mình

Nếu muốn kích thích cơ quan tiêu hóa và xoa bóp chúng, bạn có thể sử dụng động tác ngồi vặn người để giúp máu lưu thông đến gan, tuyến tụy và ruột.

Cách thực hiện:

Ngồi duỗi thẳng chân trước mặt và gập chân phải.
Đặt bàn chân ở bên ngoài đầu gối trái, đồng thời giữ thẳng lưng.
Thả cánh tay trái ra bên ngoài đầu gối phải.
Đặt cánh tay phải của bạn trên sàn phía sau và xoay thân người.
Hít thở vài nhịp rồi đổi bên.

 

Tư thế ngồi vặn người giúp máu lưu thông đến gan, tụy...


5. Tư thế con mèo – con bò

Cách thực hiện:

Chống trên hai tay hai chân, tay ở dưới vai, hông ở trên đầu gối, cong lưng hít vào.
Ánh mắt nên hướng lên trên.
Khi thở ra, làm tròn lưng bằng cách đẩy các điểm tựa ra phía sau. Bạn sẽ cảm nhận được sự mở ra của bả vai.
Điều chỉnh hơi thở và thực hiện bài tập vài lần.

Tư thế này cho phép hoạt động dựa trên khả năng di chuyển của cột sống và kéo giãn ruột.

 

Tư thế này giúp kéo giãn ruột.

 

6. Tư thế em bé

Tư thế này ai cũng có thể thực hiện được giúp làm dịu tâm trí và thúc đẩy tiêu hóa.

Cách thực hiện:

Ngồi trên gót chân, đầu gối gập lại.
Nghiêng người về phía trước và thả lỏng cánh tay ở hai bên xuôi theo thân.

Bài tập này giúp xoa bóp và làm săn chắc các cơ quan vùng bụng và như một chất kích thích tuyệt vời cho quá trình tiêu hóa.

 


Tư thế giúp xoa bóp và làm săn chắc các cơ quan vùng bụng.

 

7. Gập người về trước

Cách thực hiện:

Đứng thẳng với hai chân, gập thân trên về phía đùi. Việc xoa bóp bằng cách nén này có thể giúp khởi động lại quá trình vận chuyển.
Giữ tư thế này trong sáu nhịp thở sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến lá lách, gan, ruột và thận.

 


Tư thế này giúp tăng cường lưu thông máu đến lá lách, gan, ruột...


8. Tư thế ngọn nến

Các tư thế đảo ngược như bài tập ngọn nến tạo thuận lợi và tăng tốc quá trình chuyển hóa thức ăn. Bài tập này tăng cường sức mạnh của vùng bụng và cải thiện lưu thông máu. Động tác giúp thông bụng và tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa.

 


Tư thế giúp cải thiện lưu thông máu.

 

9. Tư thế savasana sườn trái

Vị trí của savasana (tư thế cuối cùng trong buổi tập yoga có tác dụng thư giãn…) bên sườn trái có thể được thực hiện ngay sau một bữa ăn khó tiêu. Bài tập này thúc đẩy sự tiến triển của ống thức ăn từ ruột non đến ruột già. Dạ dày và đại tràng xuôi xuống nằm ở phía bên trái của bạn.

Đỡ đầu bằng một chiếc gối thoải mái, một chiếc gối khác đặt giữa hai chân, ôm lấy người và bình tĩnh hít thở.


Hương Thảo

Nguồn: suckhoedoisong.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.