Chuyên mục
‘Siri Nga’ được coi là trí tuệ nhân tạo tốt nhất
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

‘Siri Nga’ được coi là trí tuệ nhân tạo tốt nhất

Thứ tư 04/07/2012 12:21 GMT + 7
Tại kỳ thi quốc tế ‘Test Turing’ mới đây, công nghệ trí tuệ nhân tạo do một kỹ sư Nga phát triển đã thắng. Gần 30% các cuộc nói chuyện của công nghệ này giống hệt người.

                
                    Vladimir Veselov - “Cha” của chat-robot thắng giải thi 'Test Turing'.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo do kỹ sư Nga là ông Vladimir Veselov phát triển đã thắng cuộc thi thuật toán thực hành Test Turing, theo Celeste Biever, nhân viên nghiên cứu khoa học của Cổng thông tin Newscientist.com, một trong các giám khảo của cuộc thi. Cuộc thi được tiến hành tại ngoại ô London nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của tác giả bài ‘Test Turing’, là nhà toán học kiêm nhà mật mã học Alan Turing. Ban tổ chức cuộc thi lưu ý rằng đây là sự kiện lớn nhất từ xưa đến nay về chủ đề này.

Bản chất của bài ‘Test Turing’ là thông qua giao diện test, Ban giám khảo giao tiếp với người thật và với chương trình máy tính. Dựa trên câu trả lời trước các câu hỏi được đưa ra, Ban giám khảo xác định ai trong số các chủ nhân của mẩu đối thoại là người thật còn đâu là chương trình máy tính. Chương trình máy tính sẽ được cho là vượt qua thử thách nếu có tới 30% trường hợp, nó đã buộc giám khảo nhầm nó là người. Vì phần mềm thường đưa ra câu trả lời nhanh hơn người thật nên việc trao đổi được thực hiện thông qua những khoảng thời gian trễ nhất định.

Trong cuộc thi có tới 30 giám khảo. Họ cố gắng phân biệt 5 nền tảng trí tuệ nhân tạo với 25 người thật giấu mặt cùng tham gia cuộc test qua chat. Tất cả có đến 150 cuộc ‘nói chuyện’ và trong 29% cuộc nói chuyện đó, các giám khảo đã nhầm chat-robot của kỹ sư Nga Vladimir Veselov là người. Về nhì cuộc thi là chat-robot Jfred; về ba là Cleverbot còn hai robot-chat khác là UltraHal và Elbot.

Chat-bot Nga được chế tạo theo nguyên mẫu cậu bé 13 tuổi ở Odessa là Evgeny Gustman. Ban giám khảo cuộc thi lưu ý rằng khác với các đối thủ của mình mô phỏng con người, Vladimir Veselov trang bị cho chat-bot của mình một cá tính khác biệt. Ví dụ, Gustman có con chuột bạch còn ba của cậu là một bác sĩ phụ khoa… Lứa tuổi của chat-bot được lựa chọn không hề tình cờ: “Muời ba tuổi chưa phải là đã trưởng thành để nhận thức được mọi thứ nhưng cũng không còn nhỏ quá để không biết cái gì”, nhà sáng chế giải thích.

Bản thân Vladimir Veselov tốt nghiệp Đại học Hàng không Vũ trụ Quân sự mang tên A.F. Mozhaisky ở Sankt-Peterburg vào năm 1991. Năm 1997, Veselov bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ (hệ học vị Nga) sau đó làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại bộ môn chuyên nghiên cứu các vấn đề ứng dụng phương pháp và hệ thống trí tuệ nhân tạo để điều khiển các hệ thống thiết bị không gian.

Năm 1999, Veselov nghiên cứu các hệ thống phát triển ngôn ngữ tự nhiên tại Phân viện Sankt-Peterburg của Công ty Artificial Life (Boston, Mỹ) rồi sau đó sang Mỹ vào năm 2001 để cùng các đối tác thành lập công ty Princeton Artificial Intelligence. Công ty này phát triển nền tảng cho trí tuệ nhân tạo. Từ năm 2002, Veselov làm việc ở Công ty Johnson & Johnson, nghiên cứu các vấn đề tự động hoá phòng thí nghiệm phân tích và xử lý các dữ liệu thí nghiệm.

Năm 2011, Công ty i-Free được thành lập ở Sankt-Peterburg, chuyên về các dự án trong lĩnh vực công nghệ NFC và di động, phân phối nội dung số, thanh toán điện tử… đã mua công nghệ do nhóm của Veselov do ông lãnh đạo. Công nghệ của Veselov được i-Free sử dụng trong ứng dụng di động Everfriends dành cho hệ điều hành Andrioid. Nó có thể được coi là một trong những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với trợ lý giọng nói Siri chỉ có trên iPhone. Cũng như Siri, nó sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói, biết cách trả lời các câu hỏi và thực hiện các lệnh khác nhau của chủ smartphone.

Ngoài Everfriends còn có các đối thủ cạnh tranh khác của Siri đang sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Ví dụ, trợ lý giọng nói Sara hay Evi. Google và Samsung là các nhà phát triển tích cực theo hướng này. Samsung mới đây đã tung ra trợ lý giọng nói S-Voice.

Đáng lưu ý, đây không phải lần đầu công nghệ trí tuệ nhân tạo Nga vượt qua cuộc ‘Test Turing’. Năm 2007, chat-robot Cyberlover đã làm được điều đó khi tham gia chat với mọi người trên chat-online (làm quen qua mạng) và moi được thông tin đời tư của họ. Khi đó, các chuyên gia đã cho rằng chat-bot này đã chứng tỏ trình độ vượt bậc, không tiền lệ của ‘công nghệ xã hội’. Cyberlover là kết quả của dự án Nga có tên là Bosmaster. Sản phẩm nổi tiếng khác của dự án này là chương trình gửi spam hàng loạt có nguồn gốc Xrumer.
Nguồn: pcworld.com.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.