Chuyên mục
WHO đánh giá vaccine chống COVID-19 của Nga triển vọng

WHO đánh giá vaccine chống COVID-19 của Nga triển vọng

Thứ bảy 25/04/2020 18:23 GMT + 7

9 dự án phát triển vaccine của Nga đã được WHO phê chuẩn đều được đánh giá là có triển vọng.

Nga là một trong số các quốc gia thực hiện nghiên cứu vaccine chống lại bệnh COVID-19 sớm trên thế giới. Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa 9 dự án phát triển vaccine của Nga vào danh sách những dự án vaccine có triển vọng.



9 dự án phát triển vaccine của Nga được WHO đánh giá cao.


Báo cáo được đăng tải trên trang stopcoronavirus.ru, trang điện tử cung cấp tất cả các thông tin liên quan đến dịch COVID-19, bao gồm cả các hướng dẫn bảo vệ sức khỏe cá nhân trong mùa dịch cũng như tin tức dịch bệnh của Nga và trên thế giới.

Theo đó, trong 9 dự án phát triển vaccine được WHO đánh giá triển vọng thì có 6 loại được phát triển tại Trung tâm Khoa học quốc gia về virus học và công nghệ sinh học Vector, hay còn gọi tắt là Viện Vector.

Đầu tháng 4, Phó Thủ tướng Nga Tatyana Golikova cho biết các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu dự kiến sẽ được tiến hành trên 60 tình nguyện viên vào ngày 29/6.

Hiện các nguyên mẫu vaccine, bao gồm vaccine tổng hợp, đã được tạo ra trên cơ sở 6 nền tảng công nghệ khác nhau và các nhà khoa học Nga sẽ dựa vào đó để xác định những dạng thuốc được bào chế để đưa vào sản xuất trước ngày 10/5 tới.

Cũng theo bà Golikova, các nghiên cứu tiền lâm sàng về cơ chế hoạt động cụ thể của vaccine sẽ được tiến hành đến ngày 22/6, trước khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu để đánh giá tính an toàn cũng như khả năng miễn dịch của vaccine.

Trước đó, cuối tháng 3, các nhà khoa học Nga đã tiến hành một nghiên cứu xác định kháng thể đối với virus SARS-CoV-2. Qua xét nghiệm 226 mẫu huyết thanh từ những người thuộc các nhóm khác nhau, các nhà khoa học Nga đã xác định được 11 người bị bệnh nhẹ và có kháng thể với virus SARS-CoV-2.

Chủ tịch Hội đồng chuyên gia của Cơ quan chống doping Nga (RADA), tiến sĩ khoa học y khoa Nikolai Durmanov cho biết trong cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 20/4 đã nói rằng, vaccine không phải là phương pháp chữa bệnh cho toàn thể nhân loại. Ông khẳng định sẽ có nhưng cơ thể không thể thích ứng với vaccine và tử vong.

"Kinh nghiệm với Ebola, với cúm lợn cho thấy một số loại vaccine hoạt động rất tốt ở 90% quần thể, với 10% quần thể, vaccine sẽ giết chết chúng” – ông Durmanov nói.

Ông cũng không loại trừ rằng kiến thức về phân chia gene của hệ thống miễn dịch sẽ cho phép các nhà khoa học sử dụng các loại vaccine khác nhau, tùy thuộc vào loại gen của từng người.

Theo số liệu của WHO đến ngày 15/4, có ít nhất 70 loại vaccine tiềm năng chống coronavirus đang được chiết xuất trên thế giới và 3 vaccine trong số này đang qua thử nghiệm lâm sàng.

Loại vaccine đang gần hoàn thiện là sản phẩm của công ty CanSino Biologics Inc. tại Hồng Kông (Trung Quốc) và Viện Công nghệ sinh học Bắc Kinh. Vaccine này đã được phê duyệt để thử nghiệm trên người và đang trải qua giai đoạn thứ hai của quy trình thử nghiệm lâm sàng.

Tiếp đến là vaccine của hai công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học Mỹ - Moderna Inc. và Inovio Pharmaceuticals Inc. Trong đó, cả hai công ty trước đây chưa bao giờ chế xuất các sản phẩm như vậy, đã bỏ qua giai đoạn bắt buộc thử nghiệm trên động vật để thử nghiệm trên người. Việc thử nghiệm trên động vật được cho là quá trình kéo dài trong một thời gian dài và là điều bắt buộc phải thực hiện nhưng họ đã lập luận các bằng chứng khoa học để cho rằng không cần phải dùng đến bước đó.

Trong công việc phát triển vaccine có hàng loạt tổ chức tham gia, từ các đại gia dược phẩm và công ty công nghệ sinh học nhỏ bé cho đến các trung tâm học thuật hàn lâm và các nhóm phi kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ ở chỗ nhanh chóng tạo ra vaccine mà phải lựa chọn vaccine được sản xuất nhanh chóng ở quy mô công nghiệp lớn, vốn chỉ có thể xảy ra ở những "đại gia" trong ngành dược phẩm với năng lực sản xuất khổng lồ.

Các vaccine tiền lâm sàng hiện đã có sẵn do các nhà sản xuất Pfizer Inc., Johnson & Johnson và Sanofi thực hiện.

Thông thường, để đưa vaccine mới ra thị trường phải mất 10-15 năm nhưng bây giờ các công ty có kế hoạch rút ngắn thời gian này xuống còn 1 -1,5 năm. Việc rút ngắn được gắn với thực tế là không tìm thấy phương pháp chữa trị và thuốc men nào hiệu quả để chống chủng virus corona mới.

Các chuyên gia lo ngại rằng tình trạng lược bỏ nhiều giai đoạn cần thiết trong chu trình thử nghiệm vaccine tiềm năng sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro khi sử dụng sau này. Một trong những rủi ro được đề cập đến là phát sinh hiệu ứng "miễn dịch tăng cường", tức là khi vaccine không dẫn đến xuất hiện khả năng miễn dịch mà lại làm suy yếu phản ứng của cơ thể người trước virus.


Quế Chi

Nguồn: baodatviet.vn
30 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.