Chuyên mục
Viêm phổi cộng đồng cách chẩn đoán và điều trị

Viêm phổi cộng đồng cách chẩn đoán và điều trị

Thứ tư 08/04/2020 17:28 GMT + 7

Viêm phổi cộng đồng là bệnh khá phổ biến, đa số đều nghe qua nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Vậy thế nào là viêm phổi cộng đồng, bệnh có lây lan không? Nguyên nhân gì? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào tốt nhất? 

 

 

Viêm phổi cộng đồng là gì?

 
Viêm phổi cộng đồng là tình trạng bị viêm phổi xảy ra ở ngoài bệnh viện bao gồm viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi. Người ta gọi viêm phổi cộng đồng là để phân biệt với viêm phổi bị mắc phải trong bệnh viện khi đang điều trị một bệnh gì đó.

Viêm phổi cộng đồng gây ra bởi các nguyên nhân sau:

- Vi khuẩn: Phổ biến nhất là loại Streptococcus pneumonia, thông thường hay xảy ra sau khi người bệnh bị cảm cúm, cảm lạnh gây ra viêm phổi thùy.

 

- Một số sinh vật như Mycoplasma pneumonia, nó có triệu chứng nhẹ hơn so với các loại viêm phổi khác.

 

- Nấm: với những người có vấn đề về sức khỏe mãn tính, hay do miễn dịch yếu hay bị loại viêm phổi do nấm gây ra nhất. Nấm này có thể có trong đất, phân chim…

 

- Virus: một số loại virus gây cảm lạnh và cúm có thể dẫn tới viêm phổi, loại này rất phổ biến ở trẻ em.


Tùy thuộc vào từng mức độ nặng hay nhẹ, thể trạng của mỗi người mà có những triệu khác nhau, dưới đây là các triệu chứng phổ biến:

- Người bệnh cảm thấy đau tức ngực khi thở và ho có thể ho khan hoặc ho đờm.


- Cơ thể mệt mỏi, sốt cao 39-40 độ.

 

- Có cảm giác buồn nôn, khó thở.

 

- Ở trẻ em quan sát sẽ thấy khi thở sẽ bị rút lõm lồng ngực, nhịp tim nhanh hơn bình thường, có khi áp tai vào gần phổi sẽ nghe tiếng thở rít hoặc khò khè.

 

Biến chứng của viêm phổi cộng đồng:

 

- Nhiễm khuẩn huyết: do vi khuẩn xâm nhập vào máu từ phổi có thể lây nhiễm sang các cơ quan khác, gây suy nội tạng.


- Xẹp một thùy phổi: do đờm quá đặc làm tắc nghẽn thùy phổi.


- Tràn dịch màng phổi: do chất lỏng tích tụ trong không gian mỏng giữa các lớp mô lót phổi và khoang ngực. Triệu chứng lâm sàng của bệnh là sốt cao, ho, đau đầu, suy nhược, đau ngực dữ dội, lượng bạch cầu tăng cao.


- Áp xe phổi: Áp xe xảy ra nếu mủ hình thành ở một khoang trong phổi.


- Phù phổi cấp: Đây là hội chứng suy hô hấp cấp rất nguy hiểm, có thể gây nguy cơ tử vong cao. Dấu hiệu triệu chứng của bệnh là khó thở, vã mồ hôi, da xanh tím,..


Viêm phổi cộng đồng có lây không, lây qua đường nào?

 

Viêm phổi cộng đồng xuất phát là do sự xâm nhập của các loại vi sinh vật, vi khuẩn, virus gây bệnh nên nó có lây nhiễm. Bệnh lây nhiễm qua các đường tiếp xúc, trò chuyện, đặc biệt là khi ho, hắt hơi, khạc nhổ với bệnh nhân mắc viêm phổi.

Một số đường lây khác như dùng chung bát đũa, cốc nước, bàn chải đánh răng…Nhất là những người có sức khỏe yếu sẽ dễ bị vi sinh vật xâm nhập và gây bệnh nhất.

Điều trị và phòng ngừa viêm phổi cộng đồng như thế nào?


Điều trị: Khi có các triệu chứng của viêm phổi, bệnh nhân nên được đưa đến cơ sở y tế để được khám bệnh và chuẩn đoán chính xác. Tùy vào mức độ của bệnh như thế nào các bác sỹ sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp. Nếu bệnh nhẹ có thể sử dụng thuốc kháng sinh điều trị tại nhà, nếu nặng cần nhập viện để được điều trị và theo dõi sức khỏe.

Cách phòng bệnh: Cách tốt nhất là mỗi người nên biết các phòng bệnh để tránh dẫn đến tình trạng xấu, bằng cách thực hiện các biện pháp sau:

- Giữ gìn và vệ sinh sạch sẽ môi trường sinh sống, luôn giữ cho không khí nơi sống luôn được thông thoáng và sạch sẽ.


- Vệ sinh cá nhân: luôn giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ, ngực và bàn chân. Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.


- Hạn chế tiếp xúc với những người có triệu chứng mắc viêm phổi.


- Hãy che miệng và mũi bằng khẩu trang y tế, khăn giấy, khi ho hay hắt hơi.


- Luôn giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, gan bàn chân trong mùa đông.


- Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá…


- Cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ nước, tập luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.


- Tránh tụ tập nơi đông người, nên thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài và nên sử dụng nước xịt kháng khuẩn để phòng ngừa.


- Với trẻ em cha mẹ nên cho bé tiêm phòng vaccine cúm, phế cầu để phòng ngừa hiệu quả.

 

Viêm phổi cộng đồng là bệnh lý nguy hiểm, có thể lây lan cho nhiều người và có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy hãy biết cách bảo vệ bản thân mình và người thân bằng cách tuân theo các khuyến cáo của bộ y tế. Bên cạnh đó hãy giữ gìn lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục để tăng sức đề kháng tốt nhất. Và đừng quên tránh nơi tụ tập đông người, hãy đeo khẩu trang để vừa phòng tránh bệnh cho bản thân và những người xung quanh nhé. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

 

Link gốc: https://vietnamforestry.org.vn/viem-phoi-cong-dong

32 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.