Chuyên mục
Trung Quốc đã có 'đại chiến lược' mới, phương Tây nên dè chừng?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Trung Quốc đã có 'đại chiến lược' mới, phương Tây nên dè chừng?

Thứ năm 02/11/2017 15:17 GMT + 7
Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình được cho là che giấu một chiến lược đảo lộn trật tự thế giới mà không phải ai cũng nhận ra.

Bài phát biểu của ông Tập ẩn chứa một kế hoạch mạch lạc.

"Đại chiến lược" của Trung Quốc

Theo The Diplomat, thế giới vẫn chưa hiểu rõ hết nội dung cơ bản về tầm nhìn đối ngoại của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra sau Đại hội Đảng 19.

Trong bài phát biểu cách đây hơn một tuần, giới học giả quốc tế bắt đầu tranh luận xem có hay không việc Trung Quốc bắt đầu tiến hành một “đại chiến lược” mới.

Hầu hết câu trả lời đưa ra là “Không”, chủ yếu do từ trước đến nay Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ xác định cụ thể một tư duy chiến lược lớn trước thế giới.

Nhưng Giáo sư Dingding Chen từ Đại học Tế Nam, Trung Quốc lại cho rằng, lần này đã có sự thay đổi.

Học giả chuyên nghiên cứu về chính sách đối ngoại Trung Quốc đánh giá, báo cáo chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình trong sự kiện quan trọng nhất đất nước trong nhiều năm qua, rõ ràng đặt ra một đại chiến lược mới cho cường quốc châu Á trong những thập kỷ tới.

Các học giả trên toàn thế giới sẽ cần nghiên cứu bài phát biểu của ông Tập trong nhiều năm, vì ẩn sâu trong đó là một câu chuyện mạch lạc về những gì Trung Quốc sẽ tương tác với thế giới và cách họ sẽ làm như thế nào.

Ba điểm đáng chú ý trong đại chiến lược mới của Trung Quốc bao gồm:

Thứ nhất, tầm nhìn của ông Tập Cận Bình rất mới mẻ. Điều này đặc biệt quan trọng bởi cách tiếp cận này đối lập một cách toàn diện với cái cũ, trong đó đi ngược lại tư tưởng “ẩn mình chờ thời” được đưa ra bởi cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình vào đầu những năm 1990.

Chiến lược giấu mình mà Trung Quốc đi theo đã phát huy rất tốt trong vòng ba thập kỷ qua, thậm chí là lâu hơn trước đó, nhưng cũng giống như bất kỳ điều gì trên đời, mọi chiến lược cần phải thích ứng với thời cuộc và cần đến lúc thay đổi.

“Kỷ nguyên mới” là thuật ngữ gây chú ý nhất đối với giới học giả trong bài phát biểu của ông Tập.

Đi cùng một khuôn khổ toàn diện mới trong chính trị Trung Quốc là một “kỷ nguyên” có ý nghĩa lớn, khi nó bao hàm và quyết định tất cả các nhiệm vụ quan trọng khác.

Một “kỷ nguyên” mới sẽ xác định rõ “mâu thuẫn xã hội”, tiếp đến là xác định “nhiệm vụ” hoặc “mục tiêu”, sau đó là “phương pháp” hoặc “chiến lược”.

Thứ hai, tầm nhìn của ông Tập là rất to lớn. Bằng một định nghĩa khác biệt so với các chiến lược cũ, bao gồm cả sự tăng cường quy mô về chiến lược an ninh quốc gia, Trung Quốc đang xác định một điều mà trước giờ họ chưa từng nghĩ tới: Trở thành trung tâm của thế giới.

Trong báo cáo của ông Tập, chiến lược mới này sẽ định hướng cho Trung Quốc bước vào năm 2050 với việc hoàn tất mục tiêu cuối cùng trở thành một siêu cường xã hội chủ nghĩa - “quyền lực dẫn đầu thế giới”.

Thứ ba, tầm nhìn của nhà lãnh đạo Trung Quốc bản chất đã là một chiến lược. Về cơ bản một chiến lược cần phải có các giai đoạn cụ thể và tránh bị coi là mơ hồ. Trên thực tế, Trung Quốc đã đưa ra hai dấu mốc rất rõ ràng để đạt được mục tiêu tối cao của mình đó là năm 2035 và năm 2050.

Trước hết vào năm 2020, Trung Quốc cần trở thành một xã hội thịnh vượng toàn diện và sau đó sử dụng 15 năm tiếp theo để trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại cơ bản.

Trung Quốc sẽ nỗ lực thêm 15 năm nữa để thực sự trở thành một “quyền lực hàng đầu thế giới” và biến mình thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại, mạnh mẽ và giàu có...Chiến lược này đã được ghi vào Điều lệ Đảng sửa đổi của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhằm đảm bảo các nhà lãnh đạo trong tương lai của Trung Quốc kiên trì theo đuổi chiến lược này.

Phương Tây nên sẵn sàng?


Lần đầu tiên trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc không còn muốn ẩn mình chờ thời cơ.

Rõ ràng, câu hỏi quan trọng nhất đối với phương Tây và trật tự quốc tế do Mỹ dẫn đầu là: Trung Quốc sẽ xác định vị thế bản thân và mối quan hệ giữa quốc gia này với thế giới ra sao?

Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quan hệ hợp tác quốc tế trong tương lai, bao gồm cả các vấn đề xung đột, trong thời điểm hòa bình hay chiến tranh.

Điều quan trọng nhất, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rất nhiều lần rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa với thế giới bên ngoài và hội nhập sâu hơn với trật tự quốc tế hiện hành.

Mặt khác, Trung Quốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn và sẽ có một Trung Quốc tự tin hơn xuất hiện trên sân khấu toàn cầu.

Đặc biệt hơn, Bắc Kinh sẽ không giới hạn tầm ảnh hưởng ở lĩnh vực kinh tế và quân sự mà “quyền lực mềm” cũng sẽ được chú trọng củng cố.

Nếu không có sức mạnh về văn hóa và tư tưởng, Trung Quốc sẽ chỉ là một cường quốc toàn cầu kém toàn diện.

Trong các vấn đề chung của thế giới, người ta sẽ nghe nhiều đến cái gọi là “giải pháp của Trung Quốc” hay “mô hình Trung Quốc” cho các giải pháp mà nhân loại sẽ lựa chọn một cách ưu tiên.

Chưa bao giờ Trung Quốc công bố một chiến lược đầy tham vọng và chi tiết như vậy trong suốt hàng chục năm qua.

Xem xét những gì đang xảy ra ở các điểm nóng trên thế giới, chúng ta có thể được chứng kiến một trật tự toàn cầu mới.

Và theo học giả Dingding Chen, phương Tây nên chuẩn bị đầy đủ để hiểu và ứng phó trước “đại chiến lược” của Trung Quốc, cũng như đưa ra một chiến lược lớn của riêng mình.
Nguồn: nguoiduatin.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.