Chuyên mục
Sửa Hiến pháp: Putin chấm dứt mưu đồ Mỹ 'nô dịch' Nga

Sửa Hiến pháp: Putin chấm dứt mưu đồ Mỹ 'nô dịch' Nga

Thứ hai 06/07/2020 10:50 GMT + 7

Nga sửa đổi Hiến pháp là xuất phát từ lịch sử- cả giá trị lịch sử và bối cảnh lịch sử, và hướng tới tương lai tốt đẹp cho người dân...

Tổng thống Putin tái khẳng định sửa đổi Hiến pháp là cần thiết và hợp thời

Ngày 5/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ sự tin tưởng việc thông qua các sửa đổi Hiến pháp Nga sau cuộc trưng cầu dân ý là bước đi đúng hướng để củng cố và thúc đẩy phát triển đất nước trong nhiều thập kỷ, theo Sputnik.

"Tôi hoàn toàn tin tưởng chúng ta đã làm điều đúng đắn khi áp dụng các sửa đổi cho Hiến pháp hiện hành. Những sửa đổi này sẽ củng cố quyền tự do của chúng ta và sẽ tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự phát triển đất nước trong những thập kỷ tới".

Người đứng đầu Điện Kremlin cũng đề cập đến các sửa đổi về quyền bất khả xâm phạm đối với đất nước. Ông cũng nhấn mạnh rằng những thay đổi này được đề xuất bởi chính công dân Nga, chứ không chỉ là các thành viên ban soạn thảo.

Bình luận về các bản Hiến pháp trước đây của Nga, nhất là khi nước cộng hòa này còn nằm trong Liên bang Xô Viết, ông Putin cho rằng khiếm khuyết lớn nhất là Hiến pháp khi ấy đảm bảo sự tồn tại tình trạng "phân quyền trong tập quyền".

 


Với Tổng thống Putin, những khiếm khuyết của Hiến pháp thời Xô Viết và thời hậu Xô Viết là tiền đề cho ông cải cách Hiến pháp


"Liên quan đến việc ly khai khỏi Liên Xô. Hiến pháp năm 1977 đã bảo đảm sự độc quyền của đảng phái chính trị trong quản lý nhà nước. Chính điều này khiến cho sự sụp đổ của đảng cầm quyền sẽ khiến cho đất nước tan rã.

"Khi đảng chính trị cầm quyền bắt đầu tan rã - từ mâu thuẫn nội tại mà không hề bị tác động từ bên ngoài - toàn bộ đất nước đã sụp đổ. Đây là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Đây là cách làm lỗi thời, khi những quan điểm xây dựng luật pháp khởi phát từ năm 1922 trong bối cảnh Liên Xô mới thành lập, được vận dụng triệt để vào xây dựng Hiến pháp năm 1924, 1936 và 1977. Chúng ta phải tránh những điều như vậy".

Theo nhà lãnh đạo Nga đương thời, Hiến pháp thời Xô Viết đảm bảo quyền ly khai của các thực thể bất cứ lúc nào và đây là quả bom hẹn giờ với sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy nó thắt nút với các thế hệ tương lai.

Hiến pháp năm 1993 - Hiến pháp đầu tiên thời hậu Xô Viết - thì được soạn thảo khi nước Nga còn hỗn loạn, nên "yếu tố nước ngoài" ảnh hưởng rất lớn tới luật cơ bản, đặc biệt nguy hiểm là nó bảo vệ lợi ích cho chính các thế lực phá hoại nước Nga.

Đó là các tiền đề cho sửa đổi Hiến pháp. Nó không chỉ tháo gỡ nút thắt cho tương lai, mà còn tạo thế và lực cho phát triển đất nước, khi các yếu tố nền tảng cấu thành quyền lực mềm là cộng đồng dân tộc và văn hóa dân tộc được đặc biệt chú trọng.

"Hiến pháp sửa đổi bảo vệ chế độ hôn nhân là sự kết hợp giữa nam và nữ, đặt trẻ em là đối tượng ưu tiên trong chính sách đối nội, quy định nghĩa vụ tôn tạo và lưu giữ các giá trị văn hóa của một nước Nga đa sắc tộc", Sputnik dẫn thuật.

Như vậy, với Tổng thống Putin thì việc sửa đổi Hiến pháp là xuất phát từ lịch sử - cả giá trị lịch sử và bối cảnh lịch sử, và mục đích là hướng tới một tương lai tốt đẹp cho người dân Nga và sức mạnh cho nước Nga.

Sửa đổi Hiến pháp, Putin chấm dứt vĩnh viễn mưu đồ Mỹ nô dịch Nga

Xin ngược đôi dòng lịch sử. Mười năm sau khi thiết lập Cấu trúc an ninh chung Mỹ - Châu Âu, cho ra đời Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, khởi tạo thế giới lưỡng cực, kích hoạt Chiến tranh Lạnh, Mỹ nhận ra không thể hạ gục Liên Xô bằng vũ lực.

Vì vậy, Washington đã chuyển hướng hành động, quyết làm Liên Xô suy yếu bằng kích thích chia rẽ, thúc đẩy mâu thuẫn nội tại, dẫn đến việc Liên bang Xô viết phải chia tách, từ đó làm giảm sức mạnh của một nhà nước Liên Xô thống nhất.

 


Với Tổng thống Putin, lợi ích nhân dân và tương lai đất nước là nền tảng quyền lực của ông


Để hiện thực hoá mưu đồ đó, một đạo đạo luật mang tên Luật về các dân tộc bị nô dịch- hay còn được gọi là Luật chia nhỏ nước Nga - đã được Washington xây dựng và được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 17/7/1959.

Theo Đạo luật mang mã số PL 86-90 này, Mỹ sẽ chia Liên Xô thành 22 quốc gia, trong đó có Ukraine, Belarus, Sibiria, Ydel-Ural, Cazakia…biến cư dân ở đó thành nô lệ và khai thác miễn phí tài nguyên của họ”. Hiện đạo luật này vẫn còn hiệu lực.

Rõ ràng, không khó nhận diện việc đảm bảo sự tồn tại tình trạng "phân quyền trong tập quyền" - khiếm khuyết lớn nhất của Hiến pháp thời Xô Viết - là cơ sở cho Mỹ soạn thảo và ban hành Luật chia nhỏ nước Nga.

Sau khi Liên Xô tan rã, giới hoạch định chiến lược ở Mỹ đã cho ra đời Học thuyết đa nguyên địa chính trị trong không gian hậu Xô Viết, với chủ trương là làm tan rã nước Nga và thực hiện quá trình thực dân hóa không gian hậu Xô Viết.

Washington đã xây dựng Đề án Harvard 1996-2000, xác định mục đích hành động của Mỹ với nước Nga hậu Xô Viết là: làm tan rã quân đội Nga, giảm dân số Nga xuống 10 lần, chia lãnh thổ Nga thành 40-45 khu vực độc lập.

Cũng không khó nhận diện sự ảnh hưởng của "yếu tố nước ngoài" - khiếm khuyết lớn nhất của Hiến pháp Nga năm 1993 - Hiến pháp đầu tiên thời hậu Xô Viết - là cơ sở cho Mỹ xây dựng Đề án Harvard 1996-2000.

Như vậy, chính những khiếm khuyết trong đạo luật cơ bản của nước Nga - cả trong thời Xô Viết lẫn hậu Xô Viết - đã tạo động lực cho Mỹ thể hiện quyết tâm chia tách Nga-Xô, thông qua Luật Luật chia nhỏ nước Nga và Đề án Harvard 1996-2000. 

Năm 2014, khi tái sát nhập Crimea. Tổng thống Putin đã chính thức vô hiệu đạo luật số PL 86-90 và khi Crimea ngày càng hoà nhập với nước Nga thì điều đó cũng làm phá sản mưu đồ của Washington thông qua Đề án Harvard.

Nhà lãnh đạo Nga đã buộc Mỹ-phương Tây phải trả giá đắt cho những tác động tiêu cực từ việc Nga tái sát nhập Crimea. "Sự kiện Crimea" trở thành chuyển động chính trị đặc biệt, chứ không còn là sự tái hợp hai thực thể sau 60 năm lạc trôi.

Tất nhiên, các đối thủ không dễ dàng chấp nhận thua cuộc và bỏ cuộc, khi các biện pháp trừng phạt Nga ngày càng được Mỹ và đồng minh gia tăng và siết chặt, buộc Tổng thống Putin phải, hoặc nhượng bộ, hoặc để nước Nga sụp đổ.

 


Tổng thống Putin không cho phép thế lực nào có cơ hôi xâm phạm chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc


Khi Tổng thống Putin "tương kế tựu kế thành công", không chỉ đưa nước Nga vượt cấm vận trong bối cảnh không thể thoát cấm vận, mà còn khởi phát những xu thế có thể định hình lại trật tự thế giới, thì Mỹ-phương Tây đã nhận ra sai lầm.

Lúc này, yêu cầu đặt ra với Washington là phải định hình lại nước Nga thì mới có thể hy vọng không phải huỷ bỏ Học thuyết đa nguyên địa chính trị trong không gian hậu Xô Viết, mà tạo điều kiện để áp đặt các giá trị phương Tây là tối quan trọng.

Tuy nhiên, khi Tổng thống Putin thúc đẩy việc sửa đổi Hiến pháp, định hình cho một nước Nga ưu việt trong tương lai, thì Mỹ đối mặt với nguy cơ vĩnh viễn không thể hiện thực hóa mưu đồ biến Nga thành thực thể lệ thuộc.

Bởi "Hiến pháp sửa đổi bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nga, cấm mọi nỗ lực hoặc kêu gọi làm tha hóa một phần lãnh thổ đất nước. Đặc biệt Hiến pháp mới bảo vệ sự thật lịch sử và tôn vinh những người bảo vệ quê hương", theo Sputnik.

Rõ ràng, với nội dung bản Hiến pháp Nga sửa đổi và có hiệu lực từ ngày 4/7/2020, cho thấy hành động của Tổng thống Putin là vì tương lai người dân Nga, vì sự phồn vinh của đất nước Nga và vì sự trường tồn cho Tổ quốc Nga vĩ đại của ông.


Ngọc Việt

Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.