Chuyên mục
Quyết liệt đổi mới và chiếm thị phần, Airbus chiến thắng Boeing như thế nào?
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Quyết liệt đổi mới và chiếm thị phần, Airbus chiến thắng Boeing như thế nào?

Thứ hai 25/03/2019 05:25 GMT + 7
CEO một hãng hàng không bị ốm khi thỏa thuận mua máy bay chuẩn bị được chốt, đại diện Airbus đến tận nhà và hai bên đã ký thỏa thuận mua máy bay khi mà người giám đốc kia còn đang mặc đồ tắm.

Ảnh: BEAM

Mùa xuân năm 2011, Boeing lâm vào tình thế khó. Hãng hàng không Mỹ American Airlines, một khách hàng độc quyền của Boeing trong suốt hơn 1 thập kỷ, đã chuẩn bị đặt hàng đơn hàng hàng trăm chiếc máy bay tiết kiệm nhiên liệu từ hãng sản xuất máy bay lớn của Pháp – Airbus.

CEO của American Airlines gọi điện cho người đứng đầu Boeing, ông W. James McNerney, để nói rằng thỏa thuận này đang chuẩn bị được chốt. Nếu Boeing muốn có đơn hàng của American Airlines, Boeing cần phải có chính sách tốt hơn.

Để có thể giành được đơn hàng của American Airlines, Boeing đã ngay lập tức loại bỏ ý định về việc phát triển một loại máy bay chở khách mới, điều này sẽ phải mất đến một thập kỷ. Thay vào đó, Boeing quyết định nâng cấp dòng máy bay 737, tuyên bố rằng dòng máy bay mới sẽ được hoàn thành trong 6 năm.

Và 3 tháng sau đó, 737 Max đã ra đời.

Áp lực cạnh tranh quá cao để hoàn tất việc phát triển và sản xuất dòng máy bay này giờ đây đang đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng uy tín và lợi nhuận của Boeing. Chỉ trong vòng chưa đầy 5 tháng, có đến 2 vụ rơi của máy bay 737 Max. 

Các công tố viên đang điều tra xem liệu có phải những nỗ lực quá gấp gáp trong việc thiết kế và chứng nhận dòng máy bay Max đã đẩy Boeing đến việc bỏ qua các rủi ro an toàn và không quan tâm đủ nhiều đến đào tạo phi công.

Khi mà các điều tra viên đang cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của vụ rơi máy bay tại Ethiopia trong tháng này và một vụ khác tại Indonesia vào tháng 10/2018, họ tập trung vào loại phần mềm mới được thiết kế ngăn tình trạng nghẽn của hệ thống. 

Phần mềm này được thiết kế để bù lại cho việc máy bay có kích cỡ lớn hơn, tiết kiệm nhiên liệu và đảm bảo rằng máy bay bay đạt chuẩn như phiên bản trước đó.

Bị chậm lại nhiều tháng so với Airbus, Boeing buộc phải chơi trò đuổi bắt. Tốc độ công việc đối với dòng 737 Max cực kỳ ấn tượng, theo chia sẻ của cả nhân viên hiện tại và cựu nhân viên của Boeing từng có cuộc nói chuyện với New York Times. Nhiều người muốn giấu danh tính vì tính nhạy cảm của vụ việc.

Theo các cựu nhân viên, kỹ sư Boeing đã bị thúc ép phải nộp lên các bản vẽ kỹ thuật và thiết kế ở tốc độ cao gấp đôi tốc độ bình thường. Đối diện với với thời hạn giao hàng gấp rút và ngân sách hạn chế, quản lý Boeing đã rút nhân viên từ các bộ phận khác ngay khi dự án Max thiếu người. Tuy nhiên, dù tiến độ dự án bị thúc ép, cả nhân viên đang làm việc và cựu nhân viên đều cho biết họ hài lòng với độ an toàn của máy bay.

Boeing có lý do để lo lắng về áp lực cạnh tranh ngày một lớn từ Airbus. Airbus đã bán được nhiều máy bay hơn Boeing trong suốt nhiều năm. Việc mất đi khách hàng American Airlines sẽ tác động xấu đến doanh thu và thậm chí có thể khiến cho hàng nghìn nhân viên Boeing mất việc.

Một kỹ sư từng làm việc tại đội kiểm soát của bộ phận phát triển 737 Max, ông Mike Renzelmann, nói: “Chắc chắn họ sẽ không chỉ khoanh tay đứng nhìn và để cho Airbus lấy mất thị phần”.

Vào năm 2010, khi Airbus công bố về dòng máy bay A320 tiết kiệm nhiên liệu, Boeing dường như không mấy quan tâm. CEO của bộ phận máy bay thương mại của Boeing, ông James F. Albaugh, thậm chí còn nói rằng Airbus đang giới thiệu ra loại máy bay mà các hãng hàng không thực sự không cần đến. 

Ông còn khoe khoang rằng các hãng đang quan tâm đến dòng máy bay thân hẹp của Boeing hơn sản phẩm cùng loại của Airbus. Và ông thậm chí cũng còn không buồn quan tâm đến thay đổi, Boeing thậm chí có lẽ đã chờ đến cuối thập kỷ này mới tính đến sản xuất loại máy bay mới.

Giám đốc kinh doanh của Airbus - ông John Leahy. Ảnh: AP

Đã nhiều thập kỷ, Airbus thậm chí chẳng phải cái gì để Boeing phải để mắt đến. Được thành lập bởi một số nước châu Âu vào năm 1970, hãng chậm cạnh tranh trên toàn cầu. Boeing, hãng máy bay được sáng lập từ năm 1916, đã thống trị thị trường máy bay chuyên chở hành khách với dòng 737 cỡ trung và máy bay thương mại cỡ lớn 747.

Mọi chuyện thay đổi khi John Leahy, một người Mỹ đã thăng tiến qua nhiều vị trí để trở thành giám đốc kinh doanh của Airbus vào năm 1994. Ông là một người rất quyết liệt. Từng có câu chuyện giám đốc điều hành của một hãng hàng không bị ốm khi thỏa thuận mua máy bay chuẩn bị được chốt, ông Leahy đến tận nhà và hai bên đã ký thỏa thuận mua máy bay khi mà người giám đốc kia còn đang mặc đồ tắm.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Leahy nói: “Boeing từng nghĩ chúng tôi chẳng là gì. Thế nhưng tôi nghĩ rằng chẳng có lý do gì mà chúng tôi lại không thể có được 50% thị phần”.

Ông Leahy đã có được một chiến thắng quan trọng vào năm 1999 khi mà JetBlue quyết định sẽ có một đội may toàn máy bay Airbus A320. Trong nhiều năm kế tiếp sau đó, nhiều hãng hàng không trên thế giới ví như EasyJet cũng đặt nhiều đơn hàng lớn.

Đến năm 2005, Airbus đã vượt qua Boeing. Chủ tịch hãng hàng không Emirates, ông Tim Clark, nói: “Boeing đã chật vật với sự phát triển cẩn thiết để đưa công ty vào thế kỷ 21. Airbus cho đến nay đã bạo dạn hơn”.

Năm 2008, Airbus bán được 483 máy bay, còn Boeing chỉ bán được 375 máy bay. 3 năm sau đó tại hội chợ hàng không Paris, Airbus bán được 730 máy bay trị giá 72,2 tỷ USD, dòng máy bay tiết kiệm nhiên liệu chiếm đa số.

Khi mà American Airlines cân nhắc về đơn hàng lớn chưa từng có với Airbus vào mùa xuân năm 2011, nhà điều hành tại hãng hàng không ban đầu không tin rằng Boeing tin mối nguy hại là có thật.

Airbus có một nhóm chuyên trách làm việc tại khách sạn Rita-Carlton ở Dallas, gần trụ sở của American Airlines. Ông Leahy đến Dallas nhiều và hay ăn tối với CEO của American Airlines. Boeing ít đến thăm ông này hơn, theo chia sẻ của nhiều nhân viên kinh doanh.

Trung Mến
Nguồn: bizlive.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.