Chuyên mục
Phóng hàng chục vệ tinh, Moscow giúp phủ kín Internet toàn cầu

Phóng hàng chục vệ tinh, Moscow giúp phủ kín Internet toàn cầu

Thứ năm 25/03/2021 18:05 GMT + 7

Cùng ngày Nga và Mỹ đều thực hiện vụ phóng thành công hàng chục vệ tinh lên quỹ đạo, thực hiện sứ mệnh lập mạng Internet từ vệ tinh.

Hãng tin Space ngày 25/3 cho biết, Nga vừa phóng thành công cùng lúc 36 vệ tinh lên quỹ đạo.

 


Tên lửa đẩy vũ trụ Soyuz rời bệ phóng. Ảnh: ITN


Có đến 36 vệ tinh liên lạc thuộc sở hữu của tập đoàn OneWeb đã tách thành công khỏi một modul vận tải duy nhất được triển khai trên tên lửa đẩy vũ trụ Soyuz-2.1b và đang lần lượt tiến vào quỹ đạo cách Trái đất khoảng 450km.

Tên lửa Soyuz-2.1b được phóng hôm 24/3 từ bãi phóng tên lửa Vostochny trên lãnh thổ Nga.

Đây là lần thứ 4 tàu vũ trụ Nga đưa các vệ tinh liên lạc của OneWeb lên không gian, để phục vụ công cuộc xây dựng mạng lưới cung cấp Internet từ vũ trụ.

Theo đại diện OneWeb, sau khi mạng lưới vệ tinh được triển khai đầy đủ, hệ thống này có thể cung cấp Internet giá rẻ trên toàn cầu, nhất là ở những khu vực hẻo lánh, thông qua các giao thức 3G, 4G, 5G hoặc thậm chí là Wi-Fi.

Cùng này, SpaceX đã bổ sung thêm 60 vệ tinh Starlink vào chòm sao hiện có của công ty trên quỹ đạo Trái Đất thông qua vụ phóng thành công mới nhất.


OneWeb ban đầu có kế hoạch đưa 48.000 vệ tinh vào quỹ đạo thấp của Trái đất. Tuy nhiên, do vấp phải khó khăn trong năm 2020, hãng này đề xuất kế hoạch mới gồm 6.372 vệ tinh. Giai đoạn đầu của dự án sẽ được đưa vào khai thác thương mại trong năm 2021.

Cùng thời gian này, gã khổng lồ công nghệ vũ trụ Mỹ SpaceX cũng thực hiện vụ phóng cùng lúc 60 vệ tinh Starlink lên vũ trụ nhằm thực hiện "chòm sao Internet" của mình. 

 


SpaceX cùng lúc phóng 60 vệ tinh Starlink vào quỹ đạo.


Vụ phóng được thực hiện từ bệ phóng Cape Canaveral ở Florida. Nhiệm vụ đã sử dụng một tên lửa đẩy Falcon 9 đã được tái sử dụng sau 5 lần phóng trước đó.

Rõ ràng, SpaceX đang khiến giới công nghệ đánh giá cao không chỉ vì số lượng vệ tinh Starlink đã phóng lên mà còn số lần tái sử dụng tên lửa đẩy Falcon 9 của hãng, vốn giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí.

Quan trọng hơn, đây là lần phóng Starlink thứ 4 trong vòng chưa đầy một tháng của SpaceX, với mỗi lần mang theo 60 vệ tinh Starlink khác được thực hiện lần lượt vào ngày 4/3, 11/3 và 14/3.

Kết quả là, công ty đã đưa vào quỹ đạo 240 vệ tinh Starlink chỉ trong khoảng 3 tuần - con số thực sự ngang bằng với tổng số lượng vệ tinh mà nhà khai thác vệ tinh thương mại lớn thứ hai, Planet, đã đạt được trong không gian.

Mục tiêu của SpaceX là đưa 1.500 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo vào năm 2021, và với tiến độ này của công ty, có vẻ như SpaceX đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu của mình.

Theo kế hoạch của SpaceX, sẽ có tổng cộng không dưới 10.000 vệ tinh Starlink hoạt động trên quỹ đạo thấp của Trái đất, nhưng mục tiêu ngắn hạn là tiếp tục mở rộng phạm vi phủ sóng địa lý của dịch vụ internet vệ tinh băng thông rộng tới các quốc gia và khách hàng khác.

Hiện tại SpaceX đã mở đơn đăng ký dịch vụ beta của internet vệ tinh Starlink nhưng có hạn chế về số lượng phần cứng ở khu vực địa lý mà công ty phục vụ vào đầu năm nay.

Những khách hàng đăng ký phải mua bộ modem và ăng-ten Starlink, nhưng họ chỉ nhận được chúng đến cuối năm nay ngay cả ở những khu vực mà dịch vụ được biết là có sẵn và hoạt động tốt cho người dùng beta hiện có.

Starlink có thể trở thành động lực thúc đẩy doanh thu khổng lồ cho SpaceX một khi nó hoạt động hoàn toàn và CEO SpaceX, Elon Musk cho biết kế hoạch cuối cùng của công ty là mang đến cho khách hàng trải nghiệm tích cực với internet vệ tinh bằng tốc độ và độ tin cậy cao khi so sánh với các giải pháp internet băng thông rộng khác được gửi đến nông thôn.

Hiện tại công ty mới chỉ cung cấp dịch vụ beta với số lượng ít, và hướng đi tiếp theo của công ty là khả năng tải nặng của Starlink một khi có nhiều người sử dụng sẽ ra sao.

Hai sứ mệnh thiết lập mạng lưới Internet vệ tinh của Nga và Mỹ được phóng cùng ngày cho thấy rõ một cuộc chạy đua giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới về công nghệ vũ trụ.

Trước đó, Nga còn đã nỗ lực trở nên độc lập về mạng lưới Internet toàn cầu để lường trước các khả năng chịu sự trừng phạt của Mỹ.

Cuối tháng 12/2019, Chính phủ Nga tuyên bố đã kết thúc thành công một loạt thử nghiệm ngắt hoàn toàn kết nối Internet giữa nước này với toàn cầu.

Thử nghiệm đã được tiến hành trong nhiều ngày với sự tham gia của các cơ quan chính phủ, những nhà cung cấp dịch vụ và công ty Internet địa phương của Nga.

Mục tiêu thử nghiệm là kiểm tra xem cơ sở hạ tầng internet quốc gia của đất nước - được biết đến bên trong Nga là RuNet - có thể hoạt động mà không cần truy cập vào hệ thống DNS toàn cầu và internet bên ngoài hay không.

Kết quả đạt được sẽ giúp Nga xây dựng một mạng Internet độc lập, bảo vệ Nga khỏi các mối đe dọa bên ngoài.

Trong đó, chắc chắn có việc chống lại những cuộc tấn công được thực hiện bởi tin tặc đến các quốc gia được đánh giá là thiếu thiện chí với Nga.


Quế Chi

Nguồn: datviet.trithuccuocsong.vn
27 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.