Chuyên mục
Người Việt tại Nga: cần “an cư” thì mới “lạc nghiệp”
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Người Việt tại Nga: cần “an cư” thì mới “lạc nghiệp”

Thứ năm 04/04/2013 01:09 GMT + 7
Được sở hữu một căn nhà là niềm mơ ước và cũng là mục tiêu phấn đấu của hầu hết mọi người. Khi có nhà, ổn định được chỗ ở thì chúng ta mới yên tâm tập trung cho công việc của mình. Thế mới nói, “có an cư mới lạc nghiệp”. Tâm trạng này càng đặc biệt đúng với đa số bà con cộng đồng người Việt tại Nga, khi mà đối với bà con, sự ổn định chỗ ở còn liên quan thiết thân tới công việc, đi lại, thậm chí là sự an toàn của mọi người.


Phối cảnh toàn bộ khu Trung tâm Văn hóa - Thương mại và Khách sạn Hà Nội - Mátxcơva nhìn từ trên cao

Đành rằng ai cũng muốn được sở hữu nhà để an cư và lạc nghiệp, song cơ hội để thực hiện điều đó không phải người nào cũng nắm được bởi rất nhiều lý do. Nhưng lý do lớn nhất đó là không phải ai cũng có khả năng tài chính thật tốt để thanh toán 100% giá trị căn nhà. Mặt khác, nhu cầu được sinh sống cùng với bà con trong cộng đồng người Việt cũng là lý do khiến nhiều người cân nhắc bởi tại Nga chưa có nhiều người Việt đủ điều kiện để mua nhà trong chung cư của người Nga. Bởi vì người Việt ở Nga ngoài việc phải mưu sinh thì nhu cầu tinh thần cũng là một nhu cầu cần thiết do vậy bà con không chỉ sống tập trung để buôn bán mà còn có cả những hoạt động tập thể  như  thể thao, văn nghệ… để đoàn kết và hòa nhập.


Các công nhân vẫn miệt mài thi công trong thời tiết giá lạnh tháng 3

Chia sẻ sau đây của anh Nguyễn Minh Tân, đang sống tại khu một khu đô thị của Nga sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự “lạc điệu” của người Việt khi không được sống trong “vòng tay cộng đồng”.

Anh Tân cho biết: vì xác định các con và vợ chồng anh sẽ ở Nga lâu dài nên anh đã vay tiền bố mẹ, rồi mượn thêm ngân hàng để có đủ tiền mua được một căn hộ, nhưng ở đó chỉ có mỗi gia đình anh là người Việt, còn lại toàn người Nga. Từ khi mua được nhà, anh cũng yên tâm hơn để làm việc và không phải lo lắng chủ nhà hay tăng giá nhà bất thường. Tuy nhiên anh lại cũng thấy một vài điểm bất cập như ở khu nhà Tây thì mọi sinh hoạt theo phong cách người Việt bị hạn chế, như thắp hương, tụ tập bạn bè, hát karaoke ở nhà, thậm chí là chế biến món ăn có mắm….là bất tiện. Vào những ngày lễ hội, nhiều khi muốn tổ chức hội hè với bạn bè cho thân mật, vui vẻ thì phải hẹn bạn ở khu người Việt khác để xôm tụ, chứ mọi sinh hoạt tập thể khác ở khu dân cư này là gần như  không có. Những lúc như thế lại thấy chạnh lòng, lại ước ao có một nơi ở mang màu sắc quê hương, có tình đồng hương, những người hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau, điều mà người Việt đã rất đỗi quen thuộc.

Tuy nhiên,  khi những ốp ở của người Việt trước đây đã bị chính quyền sở tại dừng hoạt động thì các thói quen ở tập trung theo cộng đồng để giao lưu, để duy trì văn hóa quê hương cũng dần bị mất đi. Chính vì vậy mà, nhiều năm nay bà con cộng đồng người Việt ở Nga rất mong muốn có một “đại bản doanh” cho riêng người Việt đảm bảo an toàn, hợp pháp để ổn định sinh sống, làm ăn buôn bán trên xứ sở Bạch dương. 


Biểu tượng Khuê Văn Các trên mặt tiền tòa nhà khu căn hộ-khách sạn đang được hoàn thành trong những ngày đầu tháng 4

Và dự án Trung tâm Văn hóa – Thương mại (đa chức năng) và khách sạn Hà Nội – Mátxcơva đã được triển khai thực hiện như là sự hồi đáp cho niềm mong mỏi ấy. Trung tâm này vừa đảm bảo nơi ở ổn định lâu dài, an toàn và địa điểm kinh doanh hợp pháp, vừa là nơi tập trung bà con trong cộng đồng người Việt. Chính vì ý nghĩa này mà nhiều bà con người Việt đã lựa chọn mua căn hộ tại đây để được sống trong môi trường thân thiện, ấm áp tình đồng hương, mọi người sẵn sàng chia sẻ, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống.

Hiện nay, dự án này đã thi công xong phần thô ở cả 2 tòa nhà là Khu căn hộ - Khách sạn và khu Trung tâm thương mại – Triển lãm và đang tiếp tục triển khai các công tác hoàn thiện. Dự kiến đến cuối quý 2/ 2013, chủ đầu tư sẽ bàn giao phần xây thô căn hộ cho khách hàng.

Nguồn: Incentra.com.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.